Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
10:35 AM 12/10/2021
LĐXH - Mục đích của ngày Quốc tế Trẻ em gái là phá bỏ vòng lặp của định kiến phân biệt đối xử giữa nam và nữ cũng như vấn nạn bạo lực. Đồng thời đề cao vai trò của các bé gái, mở ra nhiều cơ hội hơn để các em có thể tự do phát triển, tự do tận hưởng một cuộc sống an toàn, được giáo dục đầy đủ.

Chủ đề Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm 2021 là “Thế hệ kỹ thuật số. Thế hệ của chúng ta” - thừa nhận thế giới kỹ thuật số đang phát triển và khoảng cách ứng dụng kỹ thuật số cũng có thể làm gia tăng khoảng cách giới. Tiếp cận giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cơ sở học tập dựa trên kỹ năng, cơ hội bình đẳng, các biện pháp bảo vệ chống lại bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở giới là những chủ đề phổ biến được thực hiện hàng năm. Tuy nhiên năm nay, chủ đề “Thế hệ kỹ thuật số. Thế hệ của chúng ta” hướng tới trọng tâm là thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.

Tổ chức Plan International Vietnam đã tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông từ ngày 9-20/10 để thúc đẩy quyền trẻ em gái tại các xã và huyện trên toàn quốc

Theo Liên hiệp quốc, đại dịch Covid-19 và thế giới hậu Covid-19 đã chứng kiến ​​nhiều lĩnh vực, thậm chí là giáo dục, hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyển sang trực tuyến. Tuy nhiên, 2,2 tỷ người dưới độ tuổi 25 vẫn không có kết nối Internet tại nhà. Có thể thấy, hiện nay, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Việc này đã dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng giới trong xã hội, kéo theo vô số hệ lụy khác. Nếu như số lượng nữ giới bị sụt giảm đồng nghĩa với việc nam giới sẽ kết hôn muộn hơn hoặc không kết hôn, dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh về tâm lý, tinh thần, tệ nạn xã hội đặc biệt là vấn nạn mại dâm, buôn bán trẻ em, phụ nữ...

Mục đích của ngày Quốc tế Trẻ em gái là phá bỏ vòng lặp của định kiến phân biệt đối xử giữa nam và nữ cũng như vấn nạn bạo lực. Đồng thời đề cao vai trò của các bé gái, mở ra nhiều cơ hội hơn để các em có thể tự do phát triển, tự do tận hưởng một cuộc sống an toàn, được giáo dục đầy đủ. Một khi có kiến thức, có sức khỏe, tương lai các bé gái có thể thay đổi thế giới, thay đổi cách nhìn của những con người ngoài kia cho rằng con gái không thể bằng con trai. Ngày Quốc tế Trẻ em gái đã và đang chứng minh cho cả thế giới rằng: Trẻ em gái trên khắp mọi nơi xứng đáng được yêu thương, được trân trọng, được trao cơ hội để tiến xa hơn, vươn xa hơn.

Thụy Điển là quốc gia đầu tiên khởi động chính sách đối ngoại nữ quyền vào năm 2014 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, đảm bảo họ được hưởng đầy đủ quyền của mình. Năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tham gia chuỗi sự kiện.

Trẻ em gái ở Quảng Trị truyền tải thông điệp an toàn trên không gian mạng

Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe khẳng định đây là một sự kiện quan trọng mà Đại sứ quán quyết định tham gia. “Chưa có quốc gia nào trên thế giới đạt được bình đẳng giới. Phân biệt đối xử và tình trạng phụ thuộc vẫn là vấn đề lớn mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt. Tuy nhiên, không vì thế mà họ chấp nhận đầu hàng số phận, trẻ em gái nỗ lực hàng ngày để thay đổi các định kiến giới, những quan điểm cổ hủ lỗi thời tồn tại qua nhiều thế hệ. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn hỗ trợ trẻ em gái để tiếng nói của các em được lan tỏa và có trọng lượng hơn”, theo Đại sứ Thụy Điển.

Bạn Bùi Ý Nhi (Hà Nội), được bà Ann Måwe trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong 1 ngày
(Nguồn: Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam)

Năm nay, Bùi Ý Nhi, 20 tuổi, đến từ Hà Nội, được bà Ann Måwe trao quyền đảm nhiệm vị trí đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong 1 ngày. Sau khi quan sát các cán bộ sứ quán làm việc tại văn phòng, Bùi Ý Nhi cùng với đại sứ Måwe và bạn Dương Phương Anh, người được trao quyền làm đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam trong 1 ngày hai năm trước, đã thảo luận về những thách thức mà đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng. COVID-19 làm gián đoạn việc học, đặt trẻ em trước những thách thức lớn về kinh tế, nguy cơ bị bóc lột, lao động trẻ em và bạo lực trên cơ sở giới, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khi hầu hết các hoạt động phải chuyển sang hình thức trực tuyến, việc đảm bảo một thế giới số an toàn và không có sự phân biệt ngày càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, trẻ em và trẻ em gái vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trực tuyến.

Kết thúc buổi làm việc, đại sứ Måwe cùng hai em gái Ý Nhi và Phương Anh cùng ký vào thư ngỏ lên tiếng chống lại việc lan truyền thông tin sai sự thật trên mạng.

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Trẻ em gái, sáng nay (ngày 11/10) tại Hà Nội đã diễn ra chuỗi sự kiện “Trao quyền cho trẻ em gái” do Plan International tổ chức. Đây là hoạt động được khởi xướng vào năm 2012 nhằm tạo cơ hội giúp các em gái được trải nghiệm vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực đời sống. Năm nay, với thông điệp kêu gọi thúc đẩy tăng cường kiến thức kỹ thuật số cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường không gian số an toàn và không có sự phân biệt.

 Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng gặp mặt cán bộ hưu trí phía Nam mừng Xuân Ất Tỵ
Hội đồng hương Nghệ An tại TP.HCM trao 500 triệu đồng ủng hộ người nghèo tỉnh Nghệ An đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Công viên 3.500 tỷ đồng tại Hà Nội thành hình
Năm 2024: Cục Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công