Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc 2018"
09:52 AM 23/02/2018
Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc 2018” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 25/2 (tức mùng 9, 10 tháng Giêng Âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đây là hoạt động thường niên Mừng Đảng, mừng Xuân mới, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mang đến phong vị Tết truyền thống dân tộc cho du khách những ngày đầu Xuân.

Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" 2018 sẽ có sự tham dự của các nghệ nhân đến từ 14 tỉnh, thành phố
Chương trình có sự tham dự của khoảng 200 già làng, trưởng bản, nhân sỹ trí thức, nghệ nhân tiêu biểu từ 14 tỉnh/ thành phố: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Sóc Trăng, Hà Nội, Kon Tum, Đắk Lắk và Thừa Thiên Huế.
Điểm nhấn của chương trình là hoạt động tái hiện lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông. Lễ hội Gầu thể hiện đầy đủ nhất các loại hình văn hóa dân gian của dân tộc Mông. Lễ hội này nhằm tạ ơn trời đất đã ban cho thôn bản, dòng họ, gia đình sức khỏe. Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông.
Vào tháng 12/2012, lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo hồ sơ di sản, trong tiếng Mông, “Gầu Tào” có nghĩa là địa điểm chơi.
Theo tập quán truyền thống, lễ hội Gầu Tào thường do ba gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia với nhau, có chung hoàn cảnh (không có con, có ít con hoặc sinh con một bề, hay có người ốm đau, việc làm ăn gặp nhiều khó khăn) cùng tổ chức. Lễ hội được tiến hành vào mùa Xuân trong 3 năm liền. Mỗi năm, người ta trồng một cây nêu để ba gia chủ lần lượt lấy cây nêu và những vật treo trên cây về, để lấy lộc, lấy phúc.
Lễ hội Gầu Tào kéo dài trong ba ngày. Chiều ngày thứ ba, chủ lễ tuyên bố lễ hạ cây nêu, rồi cầm ô dẫn đoàn người đi ngược chiều kim đồng hồ xung quanh cây, hát bài hạ cây nêu.
Bên cạnh đó, ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc 2018” còn có nhiều hoạt động khác như: tái hiện lễ cưới của dân tộc Bố Y (Lào Cai), Tết trồng cây - Mùa Xuân nhớ Bác, biểu diễn xiếc hề “Be Clown,” giới thiệu ẩm thực các vùng miền và tổ chức các trò chơi dân gian (đi cà kheo, đánh đu, đi cầu kiều...); trưng bày ảnh với chủ đề “Hương sắc vùng cao” về các hoạt động lễ hội, đón Tết vui Xuân với bà con các tỉnh vùng cao…/.
 
Theo dangcongsan.vn
TAG:
Tin khác
Khởi động Cuộc thi Hoa hậu Đa văn hóa thế giới 2025
Rú Chá - Viên Ngọc Thiên Nhiên Của Huế
Câu lạc bộ Quản lý buồng Việt Nam (VEHA) sẵn sàng cho Đại hội nhiệm kỳ III vào ngày 27/9 tại Hà Nội
Trưng bày tranh sơn mài “Dấu thiêng” của họa sĩ Chu Nhật Quang tại Hoàng Thành Thăng Long
Trưng bày gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ quốc gia về sự kiện tiếp quản Thủ đô
Herbalife Việt Nam tiếp tục khuyến khích lối sống năng động lành mạnh cùng giải chạy VnExpress Marathon Hạ Long 2024
Bảo Tồn Ca Huế - Sức Sống Mới Trong Lòng Di Sản
Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3: Hành trình của tinh thần thể thao kiên định, mạnh mẽ
Đường đến “Bến thơ tròn nghĩa vuông tình”