Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Một số khó khăn, đề xuất về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Kiên Giang
04:34 PM 06/08/2020
(LĐXH) - Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Kiên Giang cũng còn một số khó khăn, hạn chế cần sớm khắc phục đồng thời chủ động đưa ra các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cùng nhiều kế hoạch hành động của tỉnh...
Diễn đàn trẻ em tỉnh Kiên Giang năm 2020: "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em"
Tình hình trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật, xâm hại trẻ em, trẻ em sử dụng ma túy ở Kiên Giang vài năm gần đây tuy có giảm nhưng một số vụ việc xâm hại xảy ra lại có tính chất phức tạp và gây bức xúc dư luận. Tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra ở một số nơi nhất là vùng miền núi, giáp biên; tai nạn thương tích, đuối nước vẫn còn ở mức cao. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các ngành, đoàn thể ở một số nơi chưa đồng đều.
Đội ngũ làm công tác này, nhất là ở cấp xã chưa ổn định, nhiều khi chưa nắm rõ chuyên môn, nghiệp vụ đã luận chuyển, nên hạn chế trong tham mưu, đề xuất, báo cáo, đánh giá.
Một số địa phương còn lúng túng khi triển khai các hoạt động, mô hình liên quan đến công tác trẻ em, một số hoạt động còn chậm tiến độ… Ngoài ra, việc lồng ghép các hoạt động vui chơi giải trí còn chưa nhiều, một số huyện, thành phố thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc lựa chọn đại biểu trẻ em tham gia diễn đàn. Còn một số huyện chưa chủ động tổ chức diễn đàn trẻ em cấp huyện…
Trong thời gian tới, để triển khai thực hiện những nhiệm vụ về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Kiên Giang sẽ chỉ đạo các sở ban ngành, đoàn thể và UBND cấp huyện, thành phố, xem xét, rà soát, bổ sung vào các chương trình, kế hoạch của ngành, địa phương. Các cơ quan thông tấn báo chí cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các tổ chức thành viên cần tăng cường vai trò, chức năng giám sát của mình trong thực hiện phòng chống xâm hại trẻ em. Các cơ quan thực thi pháp luật tăng cường chỉ đạo, phối hợp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em nhất là các vụ xâm hại tình dục. Các địa phương cần quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, quản lý, kiểm tra xử lý nhằm ngăn ngừa tình trạng một số gia đình bắt trẻ em bỏ học tham gia lao động quá sớm, đồng thời chú trọng công tác phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em đặc biệt là tai nạn giao thông và tai nạn đuối nước trẻ em…
Đối với các Bộ ngành trung ương: Bộ Thông tin và Truyền thông cần có biên pháp xử lý và ngăn chặn tốt hơn các trang mạng xã hội có nội dung không lãnh mạnh ảnh hướng đến tâm lý và phát triền của trẻ em. Bộ Tài Chính cần bổ sung định mức chi hỗ trợ một lần trực tiếp đối với trẻ em bị xâm hại phải mang thương tích hoặc trẻ em bị xâm hại tình dục tại thông tư số 98/2027/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể mức hỗ trợ khoảng 3 – 3,5 triệu đồng/trường hợp để có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho các trẻ bởi trên thực tế đa phần các trường hợp này thuộc diện hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo…
Bên cạnh đó, các cấp các ngành cũng cần trong tỉnh chủ động đưa ra các hành động cụ thể đó là: Tổ chức quán triệt sâu rộng Chỉ thị 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cũng nhiều kế hoạch hành động của tỉnh...  Xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.  
Đẩy mạnh việc vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ủng hộ nguồn lực xây dựng công trình phúc lợi cho trẻ em. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, kinh phí vận động để trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức các hoạt động thăm tặng quà, khám bệnh, cấp học bổng, phẫu thuật chỉnh hình trẻ em khuyết tật...
Phối hợp tổ chức các hoạt động phát huy quyền tham gia của trẻ em, diễn đàn trẻ em; biểu dương gương người tốt giúp đỡ trẻ em, gương điển hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi, gương mẫu và có ý thức giúp đỡ các bạn ở lớp ở trường và trong cộng đồng./.
NHB
 
 
 
TAG:
Tin khác
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24