An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Một số giải pháp về giảm nghèo ở Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025
02:52 PM 09/09/2020
(LĐXH) - Với nỗ lực của các cấp các ngành, chính quyền các địa phương và của người dân những năm gần đây công tác giảm nghèo ở Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, vượt mục tiêu đề ra của tỉnh...
Vẫn còn một số địa phương ở Thái Nguyên tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao
Ngoài các cơ chế, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy định của Chính phủ, Tỉnh đã tổ chức “Tuần cao điểm tết vì người nghèo” với phương châm “Nhà nhà đều có Tết, người người đều có Tết” nhằm huy động các nguồn lực của xã hội, cộng đồng, người dân cùng chăm lo, hỗ trợ người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống" tại 04 huyện (Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương). Triển khai dự án xóa “trắng điện” tại các xóm chưa có điện trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho 34 hộ nghèo có đảng viên được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng trở lên theo Kết luận Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Phối hợp với Công ty TNHH Samsung tuyển dụng 2.147 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc tại Công ty TNHH Samsung và các công ty phụ trợ…
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo ở Thái Nguyên cũng đang đặt ra nhiều khó khăn thách thức, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng phần lớn chuyển sang hộ cận nghèo; chênh lệch giữa khu vực thành thị với khu vực miền núi. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, vẫn còn tình trạng tái nghèo, phát sinh hộ nghèo ở vùng thường xảy ra thiên tai như ở Võ Nhai, Định Hóa…
Nguyễn nhân một phần là do số lượng hộ nghèo, cận nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dịch bệnh, thiên tai lũ lụt xảy ra cục bộ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, một số văn bản quy định, hướng dẫn  của trung ương còn chậm, chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, năng lực cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở một số cơ sở còn hạn chế đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện. Nguồn thu ngân sách của một số địa phương còn thấp, khó khăn đến việc huy động nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo.
Nhằm từng bước khắc phục những khó khăn, thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề ra một số giải pháp, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn. Theo đó, Thái Nguyên cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, để phục vụ lợi ích chung của xã hội và điều tiết cho người nghèo; phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là về công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Gắn mục tiêu giảm nghèo từng năm, từng giai đoạn cụ thể với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các xã nghèo ở các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ. Có chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở giúp cho họ tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, cần được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt. 
Tiếp đó, huy động các nguồn lực của xã hội, giảm nghèo là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài đòi hỏi các nguồn lực vật chất và tinh thần. Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo là rất quan trọng, song không thể thụ động trông chờ vào đó. Đặc biệt,  mục tiêu giảm nghèo chỉ có kết quả và ý nghĩa tích cực khi nó được đặt trong tổng thể các nguồn lực vật chất huy động từ sự đóng góp của toàn xã hội. Để thực hiện tốt giải pháp này, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân và các doanh nghiệp đóng góp ủng hộ “Quỹ Vì người nghèo ”, “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo đảm an sinh xã hội”. Có chính sách định hướng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề phù hợp với người lao động ở các địa bàn nghèo, khu vực nghèo, góp phần tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Mở rộng quy mô vốn tín dụng của ngân hàng chính sách - xã hội phục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
NHB

 
TAG:
Tin khác
Hà Tĩnh giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo
Phòng chống bạo lực học đường dưới góc nhìn của các đại biểu Quốc hội trẻ em
Phú Yên tập trung xóa nhà tạm cho người nghèo
Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị hướng dẫn thực hiện Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH tại TPHCM
100% đại biểu “Quốc hội trẻ em” biểu quyết thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
Huyện Phù Cát: Tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Hòn Đất: Cuối năm 2024 dự kiến tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 1,24%...
Lai Châu: Nhiều hoạt động thăm hỏi và tặng quà trong dịp Trung thu cho trẻ em
'Quốc hội trẻ em' kỳ họp lần thứ 2 chính thức khai mạc