An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Lâm Đồng: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 80%
12:01 PM 15/07/2024
(LĐXH)-Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lâm Đồng đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách giải quyết việc làm, dạy nghề, ưu đãi người có công với cách mạng và các chính sách an sinh xã hội; các chương trình, đề án chăm sóc người cao tuổi; trợ giúp người khuyết tật; tổ chức quản lý, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội; bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được triển khai có hiệu quả. Tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Tháng hành động vì trẻ em năm 2024...
Các nhà giáo trình diễn bài giảng tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã quyết việc làm cho khoảng 13.500 lượt lao động, đạt 51.1% so với kế hoạch năm (trong đó, tạo việc làm mới là 4.300 lao động, giảm 2.200 người so với cùng kỳ năm 2023, đạt 48% so với kế hoạch năm; xuất khẩu lao động: 205 lao động, tăng 05 người so với cùng kỳ năm 2023, đạt 51% so với kế hoạch năm).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 43 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) gồm: 04 Trường Cao đẳng công lập; 02 Trường Trung cấp tư thục; 18 Trung tâm GDNN (11 công lập, 07 tư thục); 15 doanh nghiệp đăng ký hoạt động GDNN; 04 đơn vị Trường trung cấp liên kết đào tạo.
Toàn tỉnh đã tuyển sinh được 18.705 người, bao gồm: 340 cao đẳng, 256 trung cấp, 9.238 người trình độ sơ cấp, thường xuyên 8.871 người, đạt 49.88 % so với kế hoạch của năm (37.500)
Số học sinh của tỉnh tốt nghiệp các trường nghề là 17.028 người, bao gồm: 200 cao đẳng, 780 trung cấp, 8.140 người trình độ sơ cấp, thường xuyên 7.908 người. Đạt 47.96% so với kế hoạch của năm (35.500)
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh trong 6 tháng qua đạt 80%, tăng 4.5% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 (75.5%); tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 23.17%, tăng 0.99% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 (22.18%).
Bên cạnh đó, tại Lâm Đồng, các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá đầy đủ, đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao, an sinh xã hội luôn được đảm bảo. Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh, số hộ nghèo còn 3.912 hộ, chiếm tỷ lệ 1,09% (hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 2.642 hộ, chiếm tỷ lệ 3,24%); số hộ cận nghèo còn 7.433 hộ, chiếm tỷ lệ 2,07% (hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 4.483 hộ, chiếm tỷ lệ 5,51%); Tỷ lệ nghèo đa chiều còn 3,16%, tương ứng còn 11.345 hộ. Trong đó, tỷ lệ nghèo đa chiều dân tộc thiểu số còn 8,75%, tương ứng còn 7.125 hộ.

Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng tích cực tham gia phong trào thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính. Xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là ở vị trí thứ 5, tăng 7 bậc so với năm 2022. Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Phong trào thi đua “Xoá nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được phát động trong toàn thể công chức, viên chức và người lao động toàn ngành với tinh thần đoàn kết, “tương thân, tương ái”, tham gia đóng góp ủng hộ kinh phí, mỗi người góp ít nhất mỗi năm một ngày lương để tập trung“Xoá nhà tạm, nhà dột nát”, giúp các hộ nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống, vươn lên giảm nghèo bền vững. Kết quả, đã huy động được số tiền là 66,7 đồng nộp trực tiếp tại Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm, các phòng, đơn vị thuộc Sở; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công đã không ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc, xuất hiện nhiều cách làm hay, những giải pháp đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể, cá nhân với cá nhân, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được giaoCông tác chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng yếu thế của Ngành như đối tượng bảo trợ xã hội, chữa bệnh cho người cai nghiện ma túy, công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiêp, tư vấn, giới thiệu việc làm, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp… được thực hiện hiệu quả.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục quán triệt việc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 20/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, cải tiến lề lối, tác phong làm việc, thực hiện tốt các quy chế của cơ quan. Phát động đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (28/8/1945-28/8/2024)./.

Minh Hằng

 
 
 
 
 
 
TAG: công tác lao động người có công và xã hội tỉnh Lâm Đồng
Tin khác
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu
Nam Định phát huy hiệu quả Quỹ Đền ơn đáp nghĩa