(LĐXH)- Chiều ngày 13/9/2018, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động - TBXH và Hội Khuyến học Việt Nam trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2018 – 2023.
Tham dự buổi lễ có GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH Đào Ngọc Dung; Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng cùng thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và đại diện Hội Khuyến học Việt Nam.
Các đại biểu dự lễ ký kết Chương trình phối hợpChương trình phối hợp giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội Khuyến học Việt Nam trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2018 – 2023 được xây dựng nhằm phát huy vai trò của hai cơ quan trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, hội viên, người lao động học tập thường xuyên, học tập suốt đời dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Nội dung phối hợp chủ yếu của hai bên là đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc thực hiện quyền giáo dục, học tập của trẻ em; đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cho toàn thể cán bộ, công chức, hội viên và người lao động. Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, hội viên và người lao động tích cực học tập suốt đời dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau; Vận động cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, người lao động tích cực tham gia xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt tiêu chí “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”; tích cực tham gia, hỗ trợ công tác khuyến học, khuyến tài ở cơ sở...
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại lễ ký kết Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan bày tỏ vui mừng trước những nỗ lực khởi sắc của toàn ngành Lao động – TBXH trong việc thực hiện nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội. Hiện nay, gia đình học tập, cộng đồng học tập đã phát triển hầu khắp các địa phương trong cả nước. Thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Bộ Lao động – TBXH cũng có Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Do đó, Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động – TBXH và Hội Khuyến học Việt Nam thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, tạo bước đột phá trong giai đoạn mới nhằm tạo việc làm cho lứa tuổi thanh niên, giúp các em có việc làm, kỹ năng tốt để tự nuôi bản thân và gia đình, đồng thời thúc đẩy việc học tập cho toàn thể cán bộ, công chức, hội viên và người lao động ở cả hai cơ quan; tạo cơ sở, nền tảng xây dựng xã hội học tập, xây dựng các tổ chức chính trị thành đơn vị xã hội học tập và đang được triển khai rầm rộ, nhất là trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vì nếu không tiếp tục học tập, người lao động sẽ không đáp ứng được công việc.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định sự cần thiết của Chương trình phối hợp“Thách thức lớn nhất của cách mạng 4.0 là phá vỡ thị trường lao động. Đào tạo nghề thời gian qua có rất nhiều thay đổi, theo hướng nâng cao chất lượng và hiện đại hóa đào tạo nghề, đặc biệt từ khi Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cho Bộ Lao động – TBXH thì đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các nước trong khu vực ASEAN được tự do lưu thông, dịch chuyển lao động trong nội khối, đang làm tăng sự cạnh tranh về lao động, việc làm và cũng làm tăng nguy cơ thất nghiệp với lực lượng lao động tay nghề thấp. Chính vì vậy, Chương trình phối hợp này sẽ tạo việc làm cho thanh niên, giúp thanh niên nâng cao kỹ năng nghề để có việc làm tốt, góp phần thúc đẩy xã hội học tập...” - nguyên Phó Chủ tịch nước nhận định.
Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH và Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Namký kết Chương trình phối hợp với sự chứng kiến của lãnh đạo hai cơ quanTại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Lao động -TBXH Đào Ngọc Dung đã phát biểu khẳng định Chương trình phối hợp rất cần thiết, sẽ góp phần phát hiện, bồi dưỡng, khen thưởng, tuyên dương những tập thể điển hình, cá nhân tiêu biểu trong học tập suốt đời, có những sáng chế có giá trị kinh tế và có ý nghĩa xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, bởi lẽ học nghề là giáo dục. Hiện nay chúng ta có 56% lao động có trình độ đào tạo chuyên môn nhưng thực chất chỉ có 22% có bằng cấp chứng chỉ từ sơ cấp trở lên. Do đó, những hành động cụ thể cho thanh niên, quan tâm tác động của cách mạng 4.0 đến việc làm.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng hoa chúc mừng Chủ tịch Hội Khuyến học vì sự hợp tác e bênBộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, chúng phải đào tạo lại 11 triệu công nhân Việt Nam (trong đó lao động FDI chiếm 2,68 triệu người), đây đa phần là những người mới học hết THPT. Theo quy luật của thị trường lao động, không thể ép buộc doanh nghiệp nhận lao động có tay nghề thấp, không đáp ứng được công việc. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này cần phải có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho lực lượng lao động này. Cùng với đó, phải tập trung đào tạo lao động nông thôn để bảo đảm cho lực lượng này có việc làm ổn định. Việc đào tạo kỹ năng nghề cần phải đi vào thực chất, chuyên sâu hơn nữa, mà muốn đào tạo nghề không có cách nào khác hơn là phải học. Theo đó, cần phải xoay chuyển nhận thức xã hội để mọi người dân hiểu rằng, học nghề để có nghề vững chắc là điều cần thiết, nhất là trước làn sóng cách mạng công nghệ 4.0...
Chí Tâm