An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, doanh nghiêp vi phạm công tác huấn luyện an toàn lao động
05:02 PM 11/04/2018
(LĐXH) - Ngày 11/4, tại Hà Nội, Hội đồng Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tổ chức đối thoại năm 2018. Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - TBXH, Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh buổi đối thoại
Tham dự hội nghị còn có ông Chang - Hee - Lee, Giám đốc tổ chức Lao động quốc tế tại Hà Nội. Đại diện các thành viên của Hội đồng Quốc gia về ATVSLĐ, như: Bộ Y tế, Xây dựng, Công thương, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp và Sở Lao động - TBXH các địa phương.
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng phát biểu tại buổi đối thoại
Phát biểu tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết: Thực hiện Luật ATVSLĐ trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn, việc đối thoại định kỳ về chính sách ATVSLĐ là hết sức cần thiết, nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, các cơ quan nhà nước. Đây cũng là cơ hội để kịp thời góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật phù hợp với thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Các đại biểu phát biểu ý kiến tại đối thoại
Tại buổi đối thoại, các đại biểu đã thảo luận về những vấn đề liên quan đến các chính sách mới được ban hành, những tiến triển đã đạt được sau đối thoại của Hội đồng năm 2017. Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đã nêu ý kiến, đề xuất tới Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, quy định của nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, đặc biệt là vấn đề quản lý các tổ chức, doanh nghiệp huấn luyện ATVSLĐ,  những sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Cũng tại buổi đối thoại, một số đại biểu cho rằng, gần đây đã xảy ra hiện tượng các tổ chức, doanh nghiệp huấn luyện về ATLĐ rất sơ sài, huấn luyện cho xong. Các lớp huấn luyện được tổ chức với kinh phí rất thấp, nhiều doanh nghiệp gọi công nhân đến học ATLĐ nhưng chủ yếu để quay phim, chụp hình và thanh toán là chính. Còn nội dung huấn luyện rất sơ sài, huấn luyện không đủ thời gian, huấn luyện buổi trưa....
Trước những ý kiến trên, ông Nguyễn Khánh Long, Trưởng Phòng thông tin và huấn luyện ATLĐ,  Cục ATLĐ cho biết: Việc đảm bảo quy trình trong huấn luyện ATVSLĐ luôn được Bộ quan tâm. Chỉ tính riêng năm năm 2017, Cục An toàn lao động cũng đã phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện kiểm tra khoảng hơn 40 tổ chức huấn luyện về ATVSLĐ. Đồng thời phối hợp với Sở LĐTB&XH các địa phương tổ chức 06 đoàn kiểm tra tại 30 doanh nghiệp và hơn 20 tổ chức hoạt động kiểm định; tập trung kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động huấn luyện ATVSLĐ và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Qua kiểm tra đã thu hồi 78 kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và yêu cầu các tổ chức hoạt động kiểm định nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình kiểm định trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Thứ trưởng Lê Tấn Dũng giải đáp những thắc mắc của địa phương, doanh nghiệp
Trước những phản ánh của các đại biểu, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng đề nghị Cục ATLĐ phải kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, doanh nghiêp vi phạm công tác huấn luyện ATLĐ. Ngay sau buổi đối thoại hôm nay Bộ Lao động – TBXH sẽ có văn bản gửi tới các cơ sở tham gia vào huấn luyện ATVSLĐ nếu phát hiện tình trạng huấn luyện không đúng quy trình, không đảm bảo sẽ rút giấy phép đối với cơ sở đó. Đồng thời sẽ nghiên cứu, đề xuất để tháo gỡ những chồng chéo, vướng mắc trong pháp lý./.
Nguyễn Hiền
TAG:
Tin khác
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động