Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Kiên Giang: Phòng chống bạo lực gia đình góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
02:17 PM 28/11/2018
(LĐXH) - Trong 10 năm qua (2008 – 2018), trên địa bàn tỉnh số người bị bạo lực gia đình là 4.323 người, trong đó đối tượng là nữ từ 16 tuổi đến 59 tuổi bị bạo lực chiếm hơn 81%, trẻ em chiếm gần 15,7%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 3,3%.
Các vụ bạo lực gia đình đa số là bạo lực tinh thần, bạo lực thân thể, đối tượng bị bạo lực phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già; đối tượng gây bạo lực thường là nam giới, số vụ bạo lực gia đình nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên, vẫn còn xảy ra một số vụ bạo lực gia đình có tính chất nghiêm trọng.
 
Phát triển các mô hình Phòng chống bạo lực gia đình.
 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình như: Cờ bạc, rượu chè, số đề, tệ nạn xã hội,  nghèo đói, thiếu việc làm, kết hôn sớm, ngoại tình, ghen tuông, bất bình đẳng giới, thiếu hiểu biết pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; thiếu các kỹ năng ứng xử, giải quyết khi gia đình xảy ra mâu thuẫn, xung đột... Công tác tuyên truyền, giáo dục hiệu quả chưa cao, một số nơi cộng đồng dân cư còn thờ ơ với hành vi bạo lực gia đình; một số vụ bạo lực gia đình do nạn nhân giấu giếm vì nhiều lý do như:  giữ thể diện gia đình, sợ bị bạo lực nhiều hơn, một phần còn do nhận thức đây là việc riêng. Công tác phòng chống bạo lực còn nhiều khó khăn, hạn chế do chưa có tổ chức, cá nhân nào tham gia thành lập cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình và cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Vì vậy, 10 năm qua, toàn tỉnh còn xảy ra 4.457 vụ bạo lực gia đình, trong đó, đưa ra cộng đồng dân cư góp ý, phê bình 133 vụ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã 01 vụ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện 02 vụ, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 29 vụ, xử phạt hành chính 357 vụ, xử lý hình sự 161 vụ. Riêng lực lượng Công an các cấp đã tiếp nhận, xử lý 393 vụ, 400 đối tượng gây bạo lực gia đình, xử lý hành chính 337 vụ với 343 đối tượng, khởi tố điều tra 56 vụ, 57 đối tượng; đưa 44 đối tượng có hành vi bạo lực gia đình ra kiểm điểm trước dân. Tòa án tỉnh phối hợp tổ chức 4 phiên tòa lưu động xét xử 4 vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại huyện Hòn Đất, thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc và huyện An Minh
Các đơn vị trong tỉnh Kiên Giang tham dự Hội thi Tìm hiểu về bình đẳng giới
và phòng, chống bạo lực gia đình
Trước diễn biến phức tạp của nạn bạo lực gia đình, công tác phòng chống bạo lực gia đình được đẩy mạnh. Hiện toàn tỉnh có 131 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững; 59 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; 145 địa chỉ tin cậy cộng đồng; 189 đường dây nóng được thành lập theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Các câu lạc bộ mới thành lập được tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí duy trì sinh hoạt theo quy định, các mô hình khác đều do các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia, tự nguyện đóng góp phí sinh hoạt, hỗ trợ công tác phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở. Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền Luật PCBLGĐ, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp thành lập 3.904 câu lạc bộ, tổ, nhóm với 72.182 thành viên tham gia thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Chi hội phụ nữ 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới”; câu lạc bộ, tổ, nhóm “Nuôi dạy con tốt”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “Người cha tốt của con”, “Gia đình hạnh phúc”, “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”...; thí điểm xây dựng 15 câu lạc bộ thực hiện Dự án 3 “Hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh duy trì hoạt động Trung tâm “Tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yêu tố nước ngoài”, đã tư vấn 85 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài;  thí điểm thành lập 06 câu lạc bộ tại xã Vĩnh Hòa, huyện U Minh Thượng; thành lập 02 tổ dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Phú Lợi, huyện Giang Thành; thực hiện mô hình nhóm tư vấn cộng đồng dưới hình thức câu lạc bộ về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, đã thành lập 07 câu lạc bộ tại xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng, kịp thời tư vấn, giúp đỡ các trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Từ khi thành lập đến nay, Ban Chủ nhiệm các câu lạc bộ, những người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng dân cư... nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm trong triển khai tuyên truyền; cập nhật thông tin, số liệu về gia đình và PCBLGĐ; hỗ trợ, tư vấn và can thiệp kịp thời các vụ bạo lực gia đình và các vụ việc có dấu hiệu bạo lực gia đình ngay tại cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát luôn được quan tâm thực hiện theo chuyên đề và lồng ghép kiểm tra, hướng dẫn hoạt động mô hình PCBLGĐ tại cơ sở. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tổ chức 587 cuộc giám sát tại các sở, ngành, huyện, thị xã và cơ sở; phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức 8 cuộc giám sát tại 8 huyện, thị xã, thành phố và 8 cơ sở. Nội dung kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhà nước về gia đình, việc thực hiện chính sách pháp luật có liên quan đến phụ nữ và bình đắng giới như: Luật Bình đẳng giới, Luật PCBLGĐ...; việc ghi chép sổ tay về công tác gia đình, thống kê, thu thập bộ chỉ số về gia đình và PCBLGĐ; kiểm tra, chấn chỉnh và hướng dẫn hoạt động các mô hình PCBLGĐ; biểu dương, khen thưởng đối với các tập thế, cá nhân tích cực tham gia vào hoạt động PCBLGĐ, xây dựng, nhân rộng các mô hình PCBLGĐ tại địa phương được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, biểu dương kịp thời, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng 45 bằng khen cho các tập thể, cá nhân, Ban Chỉ đạo Công tác gia đình tỉnh và cấp huyện tặng giấy khen cho các cá nhân, các mô hình câu lạc bộ, nhóm PCBLGĐ ở cơ sở vào dịp sơ, tổng kết.

Hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
 
Thông qua các Tổ hòa giải ở cơ sở, nhóm PCBLGĐ, các Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã quan tâm hòa giải, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Các ngành Công an, Tòa án nhân dân chú trọng phát hiện, ngăn chặn, hòa giải kịp thời các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, không để tình trạng bạo hành gia đình kéo dài. Ngành Y tế tiếp nhận, chăm sóc y tế và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội; chỉ đạo việc lồng ghép nội dung PCBLGĐ, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội. Ngành Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban hòa giải, Tổ hòa giải ở cơ sở, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về hòa giải cho hàng ngàn người làm công tác hòa giải ở cơ sở để hòa giải mâu thuẫn và hòa giải tranh chấp giữa các thành viên trong trong gia đình. Các hộ gia đình có bạo lực và hộ gia đình có nguy cơ cao xảy ra bạo lực đã được tư vấn, hòa giải kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, ban ngành, đoàn thể các cấp, các mô hình câu lạc bộ PCBLGĐ đã quan tâm động viên, chia sẻ, tạo điều kiện đế các hộ gia đình được vay vốn, có công ăn việc làm ổn định, từ đó vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh đã kéo giảm đáng kể, đặc biệt là ở những địa phương triển khai thực hiện mô hình can thiệp PCBLGĐ.
Các cấp ủy đảng, chính quyền phối hợp các ngành, các cấp triển khai Luật PCBLGĐ từ đó nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân có nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, mục đích của công tác PCBLGĐ trong điều kiện phát triền kinh tế - xã hội, hiểu rõ tác hại và hậu quả của bạo lực gia đình; đồng thời, xác định việc quán triệt và thi hành Luật PCBLGĐ là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội, qua đó góp phần làm giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình, kịp thời ngăn chặn các hành vi bạo hành trong gia đình, giải quyết những mâu thuẫn và hòa giải tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giúp cho việc củng cố và xây dựng gia đình phát triến bền vững đạt hiệu quả, góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; tăng cường trách nhiệm của cộng đồng đối với việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đời sống văn hóa cơ sở ngày càng phát triến theo hướng nâng cao chất lượng; kỷ cương, pháp luật, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định; việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, bình đẳng giới được quan tâm; tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đấu tranh chống các biếu hiện tiêu cực xã hội đã mang lại hiệu quả thiêt thực, nhiều hộ gia đình sau khi không còn bạo lực đã chí thú lao động, vươn lên thoát nghèo, nuôi dạy con ngoan.
Anh Sáng
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Lâm Đồng: Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng, chống mại dâm
Sự thật về thuốc giảm cân
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”