Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Kiên Giang: Chủ động triển khai thực hiện tháng Hành động vì trẻ em năm 2022
09:45 AM 02/06/2022
LĐXH) - Chủ đề Tháng Hành động vì trẻ em năm 2022 của Kiên Giang là: “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” với nhiều hoạt động trọng tâm thiết thực, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, các kế hoạch của tỉnh, của ngành, địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, về phòng, chống xâm hại trẻ em; tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng về chung tay bảo vệ trẻ em, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em.
Chương trình trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Kiên Giang (Ảnh KienGiang online)
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh có trên 385.000 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó hơn 3.400 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và khoảng 24.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều em có nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình và các yếu tố khách quan do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19… Chính vì thế mà tháng hành động vì trẻ em năm 2022, Kiên Giang đã chuẩn bị kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức ngay cho các cấp, các ngành và từng người dân hãy luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em và tạo môi trường lành mạnh để trẻ em phát triển bền vững…
Mục đích của Tháng hành động được quán triệt rộng rãi đến tận các xã phường, thị trấn với nội dung Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch về công tác trẻ em, về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp và công tác phối hợp giữa các ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, văn hóa và Thể thao, Du lịch, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là trong gia đình. Quan tâm, tạo điều kiện, vận động nguồn lực để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh; huy động nguồn lực từ cộng đồng hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức Tháng HĐVTE đạt hiệu quả, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là quan tâm đến trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực.
Kiên Giang luôn chủ động trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Tiếp đó, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành và từng địa phương triển khai, tổ chức, thực hiện các nội dung, hoạt động thiết thực, phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị và địa phương, đảm bảo an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống dịch Covid-19 cho trẻ em.
Cụ thể là truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và đến từng gia đình, cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em trong gia đình; đăng tải các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông của Tháng hành động vì trẻ em; truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), các địa chỉ tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và các địa chỉ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, an sinh xã hội tại địa phương...
Chủ động tổ chức phát động và tuyên truyền các thông điệp triển khai chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động vì trẻ em. Trọng tâm của Tháng Hành động là Lễ phát động quy mô cấp tỉnh. Các sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị; các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh triển khai, tổ chức các hoạt động phát động Tháng HĐVTE năm 2022 phù hợp, tổ chức lễ phát động vào cuối tháng 5 hoặc nhân Ngày quốc tế thiếu nhi 01/6/2022. Đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền trực tiếp; đăng tải các thông điệp của Tháng HĐVTE trên trang thông tin điện tử, in và treo băng rôn trước trụ sở của cơ quan đơn vị, sử dụng các thông điệp: “Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình”; “Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng”; “Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em”; “Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình”; “Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em”; “Gọi 111 để thông báo, tố giác mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em”; “Số 111 - tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vtrẻ em mọi nơi”…
NHB
 
TAG:
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo