An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Kiên Giang: Chủ động tạo sinh kế và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo
11:24 AM 27/06/2022
(LĐXH) - Tính đến đầu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo ở Kiên Giang giảm xuống còn 1,69%, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh phấn đấu mỗi năm giảm khoảng 0,2% hộ nghèo, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, 50% số xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Kiên Giang tập trung vào đầu tư cơ sở vật chất giúp người nghèo thoát nghèo bền vững
Có được kết quả này, thời gian qua, tỉnh đã huy động tốt nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, vùng đồng bào dân tộc, xã biên giới, ấp đặc biệt khó khăn; đồng thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo (cấp BHYT, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, đầu tư hệ thống thông tin cơ sở...) giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng tiếp cận đa chiều. Đã có trên 1 triệu lượt người dân được hưởng lợi trong đó gần 50% là người nghèo...
Tiếp đó, Kiên Giang đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các mô hình đa dạng hoá sinh kế và mô hình giảm nghèo… với nguồn vốn trên 200 tỷ đồng; ngoài ra Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức cá nhân vận động trên 130 tỷ đồng, hỗ trợ trên 47.000 người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trong các diệp Lễ, Tết, cứu trợ thiên tai, hoả hoạn; hỗ trợ xây dựng 2.607 nhà đại đoàn kết và nhà ở người nghèo, sửa chữa 106 căn và xây dựng 55 cầu giao thông nông thôn; hỗ trợ học nghề cho 15.092 lao động là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất sản xuất và 2.056 lao động hộ cận nghèo. Hàng năm, giải quyết việc làm cho trên 35.000 lao động, tham mưu UBND tỉnh tổ chức các đoàn đi thăm, tặng trên 39 nghìn suất quà với tổng số tiền hơn 27,4 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hệ thống chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn; hàng năm các sở, ban ngành tỉnh và địa phương tổ chức đã kịp thời tiếp nhận, giải quyết những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện góp phần hỗ trợ người nghèo cải thiện một phần về điều kiện sống, được người dân đồng tình ủng hộ như chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi...
Kiên Giang tạo mọi điều kiện để người nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Trong giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Kiên Giang giảm 7,09% (bình quân giảm 1,77%/năm). Trong đó, có 3 huyện, thành phố có tỷ lệ dưới 1% (Phú Quốc, Kiên Hải và Thành phố Rạch Giá), 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu nhưng tỷ lệ còn cao so với các huyện còn lại (Giang Thành 7, 96%, U Minh Thượng là 6,32% và An Minh là 5,04%)…
Đặc biệt, trong năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang ban hành Kế hoạch số 42-KH/TUvề thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”. Theo đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp trong thực hiện các chính sách giảm nghèo nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Mặt khác, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, phối hợp của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
Mục tiêu đến năm 2025: Toàn tỉnh phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy định. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều đến năm 2025 dưới 2% và đến năm 2030 cơ bản không còn ấp, xã đặc biệt khó khăn và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo…
Đến năm 2030: Tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới. Tạo sinh kế và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo,góp phần thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch giữa vùng miền, cải thiện và nâng cao rõ rệt đời sống của Nhân dân; khơi dậy tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, hoàn thành mục tiêu giảm nghèo và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2030; hướng tới giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau…
NHB
 
TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương