Kiên Giang chủ động nhân rộng các mô hình phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
(LĐXH) - Thời gian qua, Kiên Giang luôn chú trọng đến công tác BĐG thông qua các công tác triển khai, nhân rộng mô hình gia đình văn hóa, thực hiện BĐG trong gia đình, giảm bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới…
Bên cạnh đó, hằng năm tỉnh cũng tổ chức từ 8 – 10 hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lực trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước có lồng ghép nội dung BĐG… Xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình, phát huy hiệu quả trong công tác hỗ trợ đối với các nạn nhân bạo lực gia đình, tuyên truyền các kỹ năng ứng xử trong gia đình, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc…
Đến nay, có 132 Câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững, 59 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 147 địa chỉ tin cuối năm 2020 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tham mưu trình UBND tỉnh Kiên Giang về việc hỗ trợ kinh phí duy trì sinh hoạt 16 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững tại 15/15 huyện, thành phố…
Theo kế hoạch năm 2020 và tính đến thời điểm này, Kiên Giang cũng đã hỗ trợ 5 xã xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc BĐG đồng thời tiến hành rà soát, chọn 5 xã khác ở các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa nhằm tuyên truyền, rà soát các nội quy, hương ước đảm bảo nguyên tắc BĐG. Điển hình là mô hình “Dịch vụ tư vấn hỗ trợ về BĐG cho đồng bào dân tộc thiểu số” với 2 tổ ở 2 ấp tại xã Phú Lợi huyện Giang Thành (mô hình này do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì và triển khai thực hiện), UBND huyện đã tập huấn cho 40 người là thành viên Ban Chỉ đạo (đại diện UBND xã, một số tổ chức chính trị xã hội và cán bộ có liên quan). Tiếp đó, Ban chỉ đạo tổ chức 01 buổi hội thảo, 01 buổi nói chuyện chuyên đề về BĐG với 86 người tham gia, tư vấn các nội dung về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống bạo lục trên cơ sở giới cho 140 lượt người, phát trên 1.000 tờ rơi, dựng 3 pa nô, 01 áp phích cổ động về vấn đề này.
Được biết, thực hiện Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã nhân rộng được thêm 06 mô hình và đang phát huy hiệu quả rõ rệt đó là: “Dịch vụ tư vấn hỗ trợ bình đẳng giới”, “Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, “Địa chỉ tin cậy – Nhà lánh nạn tại cộng đồng”, “Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài”, “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, ngoài ra còn một số mô hình khác như “5 không 3 sạch”, “tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam”, “Phòng chống bạo lực gia đình”, “Phòng chống bạo hành trẻ em”…/.
NHB
TAG: