Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Khai mạc Đối thoại công – tư về phụ nữ và kinh tế APEC 2017
02:47 PM 28/09/2017
(LĐXH) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC Năm 2017, sáng 28-9, tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên- Huế), Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC chính thức được khai mạc.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung; bà Lakshmi Puri, Phó Giám đốc điều hành tổ chức Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đồng chủ trì buổi Đối thoại. Cùng tham dự còn có các Trưởng đoàn và gần 600 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế APEC.

Đại biểu đại diện các nền kinh tế APEC tham dự Đối thoại chụp ảnh chung.

Đây được coi là một trong ba sự kiện chính của Diễn đàn thường niên về Phụ nữ và Kinh tế APEC, thể hiện sự công nhận của các nhà lãnh đạo APEC đối với vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những đóng góp quan trọng của cơ chế hợp tác về Phụ nữ và Kinh tế APEC trong thời gian qua đối với những thành tựu mà APEC đạt được trong việc duy trì vai trò của Châu Á – Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, thúc đẩy thịnh vượng, tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Đối thoại
“Cần tạo cơ hội và khuyến khích kết nối các nữ doanh nhân, chia sẻ giữa khu vực công và khu vực tư nhân, không chỉ trong từng nền kinh tế mà cả ở quy mô khu vực như trong APEC để giúp các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có cơ hội được chia sẻ cũng như phát huy mạnh mẽ hơn vai trò và đóng góp vào nền kinh tế. Từ đó, cần xây dựng tầm nhìn chiến lược cho những năm tiếp theo để thúc đẩy sự trao quyền kinh tế của phụ nữ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung”, Phó Chủ tịch nước khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Lao động _ Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung – Chủ tịch Đối thoại Chính sách cao cấp

về Phụ nữ và kinh tế APEC năm 2017 phát biểu tại Đối thoại.

APEC hiện có khoảng 600 triệu phụ nữ tham gia lực lượng lao động, với hơn 60% ở khu vực chính thức, đây là nguồn lực và động lực dồi dào cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và thúc đẩy sự hội nhập đầy đủ của phụ nữ trong nền kinh tế đã trở thành một nội dung nghị sự lớn của khu vực.

Các đại biểu tại Bàn Chủ tịch điều hành Đối thoại

Cũng tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ LĐ – TBXH Đào Ngọc Dung khẳng định: “Tại Đối thoại lần này, các ý tưởng, sáng kiến và kiến nghị của các Trưởng đoàn sẽ giúp định hướng chính sách của APEC trong những năm sắp tới để tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân nữ, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ phát triển ngày càng lớn mạnh hơn, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của khu vực”.
Đại biểu đại diện các nền kinh tế APEC trao đổi tại Đối thoại
Theo thống kê, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; chiếm trong khoảng từ 50 đến 80% việc làm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; đóng góp từ 20 đến 50% GDP trong các nền kinh tế APEC. Tuy vậy, các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng dưới 35% xuất khẩu trực tiếp. Thực tế này đòi hỏi APEC cần chú trọng hơn để phát triển về quy mô và nâng cao năng lực hội nhập khu vực cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa do phụ nữ đích thân làm chủ.
Đại biểu đại diện các nền kinh tế APEC trao đổi tại Đối thoại
Khi tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, biến đổi khó lường, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ trụ vững cao hơn so với nam giới. Hiệu quả kinh doanh của chị em trên nhiều chỉ số cũng cao hơn. Chị em phụ nữ thường tần tảo, chắt chiu. Các doanh nghiệp do chị em phụ nữ làm chủ chủ yếu là doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ, phần lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và gắn liền với nông nghiệp, nông thôn, trải rộng trên nhiều địa bàn của đất nước, do vậy không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế mà còn đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển. Doanh nghiệp do doanh nhân nữ làm chủ thường sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ cho nên có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Doanh nhân nữ cũng ít mạo hiểm hơn, liêm chính hơn, tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội tốt hơn, vì vậy mà nền kinh tế của phụ nữ “xanh” hơn.
Ông Vũ Tiến Lộc, Trưởng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, với thông điệp “She mean Business”, Diễn đàn sẽ là nơi chia sẻ những thực tiễn tốt và những câu chuyện hay về phụ nữ làm kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, đưa ra những khuyến nghị với các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC về các giải pháp phát triển doanh nghiệp doanh nhân nữ. Và cũng đề ra những biện pháp để các hiệp hội và cộng đồng doanh nhân nữ liên kết lại để hỗ trợ chị em thiết thực, có hiệu quả hơn trong một nền kinh tế sáng tạo, nhân văn, bao trùm mà APEC đang hướng tới.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Tham gia sự kiện Đối thoại công - tư về Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn 21 nền kinh tế APEC sẽ tập trung trao đổi về các vấn đề như Tăng cường sự hội nhập về kinh tế, tài chính và xã hội của phụ nữ; doanh nhân nữ trong thị trường toàn cầu đang thay đổi; thúc đẩy sự phát triển của doanh nhân nữ trong kỷ nguyên số; xây dựng tầm nhìn về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế trong khu vực APEC và trên thế giới.
Hà Giang
 

 

TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Huyện Nam Trà My: Triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ