An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo ở Phú Yên
03:20 PM 17/10/2024
(LĐXH)- Cùng với việc triển khai thực hiện các dự án/tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Phú Yên còn thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, qua đó giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quuốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2024 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phú Yên, tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 8.481 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 3,22%; trong đó, hộ nghèo không có khả năng lao động là 3.548 hộ, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số 3.628 hộ. Dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,85% so với đầu năm.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (2021 – 2024), công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện được các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai đồng bộ và đạt được những kết quả tích cực. Cùng với việc triển khai thực hiện các dự án/tiểu dự án thuộc Chương trình, tỉnh Phú Yên còn quan tâm thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, qua đó giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Cụ thể, đối với chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, tỉnh đã kịp thời hỗ trợ tiền chi phí học tập, cấp bù học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Kết quả trong 03 năm 2021, 2022, 2023 và ước đến ngày 31/12/2024, Phú Yên đã thực hiện hỗ trợ 124,876 tỷ đồng cho các đối tượng.

Hộ cận nghèo xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vay vốn đầu tư mô hình nuôi bò

Thực hiện chính sách y tế, tỉnh đã quan tâm dành nguồn lực và huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trạm y tế các xã vùng sâu, vùng xa theo hướng đạt chuẩn quốc gia; ưu tiên đầu tư y tế dự phòng, y tế cơ sở nhất là các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì và nâng cao chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản; tuyên truyền vận động và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dân số trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Riêng đối với chính sách này, HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND, trong đó có nội dung hỗ trợ 20% chi phí hộ cận nghèo tham gia mua thẻ BHYT, còn lại 10% hộ gia đình tham gia. Ban hành Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên quy định mức hỗ trợ đóng BHYT người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh, bao gồm: người thuộc hộ cận nghèo thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 20% kinh phí đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, ngân sách cấp huyện đóng 5%, người dân tham gia BHYT đóng 5%, riêng đối với hộ gia đình cận nghèo là người dân tộc thiểu số, ngân sách cấp huyện đảm bảo cho số tiền phải đóng 5%; người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 15% kinh phí đóng BHYT.
Ngoài việc thực hiện các Quyết định của Trung ương, UBND tỉnh Phú Yên cũng ban hành Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 27/05/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chế độ hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo, người gặp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Y tế Phú Yên đã chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh triển khai hướng dẫn trình tự, thủ tục, nội dung chi, mức chi hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo, người gặp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 809/QĐ-UBND, bao gồm: tiền ăn, tiền đi lại và hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ BHYT theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ, trong 03 năm (2021, 2022, 2023) và ước đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh thực hiện hỗ trợ với tổng kinh phí là 945,867 tỷ đồng.
Về chính sách tiền điện, trong 03 năm (2021, 2022, 2023) và ước đến ngày 31/12/2024, các huyện, thị xã, thành phố đã chi hỗ trợ với tổng số tiền là 31,476 tỷ đồng.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, trong giai đoạn 2021 đến ngày 31/5/2024, tổng doanh số cho vay các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... là hơn 5.025 tỷ đồng, với 139.183 lượt hộ vay vốn; tổng doanh số thu nợ là trên 3.523 tỷ đồng; dư nợ đến 31/5/2024 là gần 4.593 tỷ đồng, tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng dư nợ 48,45%. Đến ngày 31/5/2024, toàn tỉnh có 92.155 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang dư nợ, chiếm 35% tổng số hộ toàn tỉnh.
Đến cuối năm 2025, Phú Yên đặt mục tiêu phấn đấu không còn hộ nghèo và giảm 1/3 hộ cận nghèo so với đầu kỳ (đoạn 2022 - 2025) theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia.
Để đạt mục tiêu này, bên cạnh triển khai các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục triển khai hiệu các chính sách giảm nghèo thường xuyên. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
CSGT Diễn Châu kịp thời giúp bé 4 tuổi thoát cơn nguy kịch