An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Huyện Ý Yên quan tâm hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam
02:30 PM 28/10/2021
(LĐXH) Với phương châm “Đoàn kết - nghĩa tình - trách nhiệm - vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin”, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cùng các cấp, ngành luôn quan tâm, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho các nạn nhân, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Huyện Ý Yên có 2.066 người bị nhiễm chất độc da cam đang được hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước, trong đó có 1.532 người là nạn nhân trực tiếp bị nhiễm độc hóa học, nhiều nạn nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều nạn nhân bị dị dạng, dị tật. Hàng năm, các cấp Hội tập trung củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ hội; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hội, hướng về cơ sở, tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, nhất là các trường hợp đặc biệt khó khăn, tạo mọi điều kiện để họ được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước theo quy định. Đồng thời từng bước xã hội hóa việc giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân, làm cầu nối để gắn kết những tấm lòng nhân ái đến với nạn nhân và gia đình họ trong cuộc sống hàng ngày. Trong 5 năm qua, Hội đã phối hợp cùng các ngành tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa và hưởng ứng phong trào “Vì nạn nhân da cam”; giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ được hưởng chế độ người có công; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam”… Hội đã tổ chức rà soát, thẩm định đối tượng F2, F3 là cháu, chắt nội ngoại của nạn nhân trực tiếp ở 17 xã, có 53 đối tượng có biểu hiện dị dạng, dị tật nghi phôi nhiễm di truyền từ ông nội, ông ngoại, được đề nghị cấp trên xem xét công nhận cho họ được hưởng chế độ, chính sách đãi ngộ của Nhà nước.
Thăm, tặng quà gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn
(Ảnh minh họa)
Trong 5 năm qua, toàn huyện đã xét duyệt cho 318 người được hưởng chế độ, trong đó trực tiếp có 309 người, gián tiếp có 9 người; điều chỉnh mức trợ cấp cho 2 đối tượng; hỗ trợ cho 10 nạn nhân da cam khó khăn làm nhà ở; cấp thẻ BHYT cho 5 người phục vụ; vận động trên 2.000 chữ ký đấu tranh đòi công lý, xóa bỏ vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân. Hội kết hợp chặt chẽ với Hội Chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh vận động ủng hộ quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam” với tổng số tiền và hiện vật gần 3,2 tỷ đồng để thăm hỏi, tặng quà, trao xe lăn, hỗ trợ xây nhà cho nạn nhân chất độc da cam, nhất là nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn. Vào dịp kỷ niệm Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (10-8) và Tết Nguyên đán hàng năm, Hội tổ chức tặng 200 suất quà, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hội viên, giá trị mỗi suất quà từ 200 đến 350 nghìn đồng. Bên cạnh đó, Hội vận động các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hưởng ứng phong trào “Hành động Vì nạn nhân chất độc da cam” ủng hộ với nhiều hình thức như: Tặng quà, tặng xe lăn, tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng bò sinh sản, xây sửa nhà tình nghĩa, trao tặng học bổng, tặng đồ dùng học tập cho các cháu là nạn nhân có thành tích cao trong học tập… Trong 5 năm qua, tổng trị giá vận động đạt 2,251 tỷ đồng, bình quân đạt 450 triệu đồng/năm. Đã có hơn 3.000 lượt nạn nhân chất độc da cam được chăm sóc, giúp đỡ bằng nhiều hình thức. Bên cạnh đó, các Hội cơ sở đã vận động hội viên tự nguyện tham gia đóng góp gây quỹ tình nghĩa để chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, đạt bình quân 500 nghìn đồng/hội viên. Những hoạt động nghĩa tình này đã giúp các hội viên nạn nhân chất độc da cam vơi đi nỗi đau bệnh tật do chiến tranh để lại, tích cực vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, hoà nhập với cộng đồng, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Đồng chí Phạm Huy Lưu, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện cho biết: Thời gian tới cùng với việc phát triển tổ chức và xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm chắc tình hình hội viên, huy động các nguồn lực để chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân. Thông qua chương trình hành động “Vì nạn nhân chất độc da cam”, Hội cũng kêu gọi các đơn vị, cá nhân luôn đồng hành, quan tâm, giúp đỡ tổ chức Hội và nạn nhân chất độc da cam để họ có thêm niềm tin và động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xã hội./.
Khánh Linh
 

 

 

 

 

TAG:
Tin khác
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng