Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Huyện Kế Sách: Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
11:56 AM 10/09/2024
(LĐXH) - Ông Đỗ Hoàng Tuấn, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Kế Sách cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Kế Sách đã giao Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương trên địa bàn tổ chức tư vấn, giải quyết việc làm cho trên 3.800 người lao động, đào tạo nghề cho trên 2.000 người; phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển dụng và đào tạo đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 18 lao động (Nhật Bản 05 người, Đài Loan 12 người, 01 người lao động tại Úc), đạt 75% so với kế hoạch đề ra.

Huyện Kế Sách đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động 

Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện, các xã, thị trấn mở 12 lớp đào tạo nghề cho 216 học viên với các nghề như: trổng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăm sóc hoa kiểng, đan lục bình, chăn nuôi thú y…

Ngoài ra, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện còn phối hợp với UBND các xã, thị trấn nắm nhu cầu học nghề của lao động ở từng địa phương để xây dựng kế hoạch và mở lớp dạy nghề năm 2024, nhất là đào tạo nghề theo 03 Chương trình mục tiêu quốc gia, Kế hoạch phát triển Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tính đến nay, tổng số lao động qua đào tạo là 2.216 người, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75,19%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có chứng chỉ đạt 33,06 % kế hoạch.

Bên cạnh đó, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Kế Sách còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Sóc Trăng tổ chức tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động thuộc vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn. Ngoài ra, còn tổ chức đưa người lao động đi tham quan, hướng nghiệp tại các doanh nghiệp có tuyển dụng lao động tại các tỉnh thuộc khu vực trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

Bế giảng lớp kỹ thuật nuôi ốc bưu đen cho lao động nông thôn ở huyện Kế Sách góp phần giảm nghèo bền vững

Song song đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các ngành địa phương trên địa bàn thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia lao động trong và ngoài nước; tổ chức các điểm tư vấn, giới thiệu việc làm, mở các lớp đào tạo nghề theo kế hoạch; quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động để tư vấn cho người lao động có nhu cầu tham gia thị trường trong và ngoài nước. Phối hợp UBND các xã, phường và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, rà soát lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc làm để dự báo cung cầu lao động và có kế hoạch giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Cao Minh Thơm - Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách cho biết, tính từ đầu năm đến nay, huyện đã triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 với nguồn vốn gần 12,2/50,7 tỷ đồng, trong đó bao gồm vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giải ngân được gần 2,5 tỷ đồng, đạt hơn 33%; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân hơn 1,2 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giải ngân hơn 8,5 tỷ đồng. Cùng với đó, vốn sự nghiệp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã giải ngân hơn 5,2 tỷ đồng, gồm các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giải ngân được 483 triệu đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giải ngân được 55 triệu đồng và vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giải ngân hơn 4,7 tỷ đồng. Để đạt được những kết quả trên là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp của địa phương cùng với các giải pháp đồng bộ, ông Cao Minh Thơm chia sẻ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2024 vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn như: số đơn vị doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn không nhiều, đa số doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, thu hút lao động ít, nhiều doanh nghiệp làm gặp nhiều khó khăn nên phải cắt giảm lao động.  Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của địa phương còn cao, lao động nông thôn chiểm tỷ lệ lớn nên việc tạo việc làm cho lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc giải quyết cho lao động tại địa phương cũng là bài toán khó khăn, đặt ra nhiều giải pháp để đưa lao động đi làm việc tại các địa phương cũng như lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Ngoài ra, Công tác đào tạo nghề cho đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là lao động chính, thường đi làm hàng ngày lo cuộc sống gia đình cho nên tham gia học nghề còn hạn chế, việc giai ngân nguồn vốn này cũng gặp khó khăn.

Huyện Kế Sách tổ chức lớp đào tạo nghề đan giỏ nhựa gắn với giải quyết việc làm cho lao động nôn thôn trên địa bàn

Theo ông Đỗ Hoàng Tuấn, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Kế Sách, trong năm 2024, huyện phấn đấu giải quyết việc làm mới 2.200 người, trong đó xuất khẩu lao động là 25 người; lao động qua đào tạo 2.450  người; Số lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ là 850 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%. Trong đó, lao động được đào tạo nghề có chứng chỉ đạt 34%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 3% (Trong đồng bào Khmer giảm từ 3 - 4%).

Để thực hiện đạt nục tiêu trên, huyện Kế Sách tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và người có công với cách mạng. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tập trung nguồn lực đầu tư hỗ trợ để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, coi đây là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong thời gian tới, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Đồng thời, huyện tăng cường công tác đào tạo nghề thông qua điều tra, rà soát, thống kê nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tập trung đẩy mạnh triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động và định hướng phát triển các ngành nghề trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo nghề công lập, tư nhân và đẩy mạnh thu hút các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ công nghiệp tham gia cùng với sơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho người lao động gắn với công tác giải quyết việc làm.

Tăng cường công tác phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX và các xã, thị trấn tổ chức nắm nguồn lao động có nhu cầu đi làm việc trong và ngoài tỉnh. Giới thiệu việc làm và làm hồ sơ thủ tục cho lao động có nhu cầu xuất khẩu Lao động. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến tại huyện và trực tiếp tại các xã, thị trấn nhằm tạo cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hoạt động giới thiệu việc làm./.

Hoàng Cảnh

 

 

 

TAG: đạo tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Tin khác
Việt Nam - Hàn Quốc thắt chặt hợp tác khởi nghiệp tại Tuần lễ Đầu tư và Khởi nghiệp Hàn Quốc 2024
Cuộc thi “Sinh viên với Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo NTTU 2024
Phát động Cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2024
Bắc Giang: Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Hòa Bình: Thực hiện hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững
Bắc Giang: Chú trọng giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở Bắc Giang
Trường Cao đẳng nghề TP.HCM tổ chức nghiệm thu 2 đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa Cơ khí chế tạo
Các tuyển thủ nhí hào hứng với thử thách bất ngờ tại ROBOTACON WRO 2024