An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Huyện Đakrông (Quảng Trị): Nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác giảm nghèo
07:33 AM 19/10/2024
(LĐXH) - Đakrông là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam của tỉnh Quảng Trị; là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 79,81% dân số toàn huyện. Tính đến đầu năm 2022, huyện có 5.713 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 49,40%; 899 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,77%.
Mô hình tổ hợp tác trồng chuối lùn xã Tà Rụt đang được triển khai
Thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ  lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, huyện đã tổ chức triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo tạo điều kiện để người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tham gia vào sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Các  cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện đã tích cực, chủ động tham gia hưởng ứng, triển khai, thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua, trong đó tiêu biểu như: Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện hướng dẫn các địa phương tiến hành rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo hằng năm đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan, tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra thực hiện các chính sách giảm nghèo. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn hàng năm trích ngân sách Nhà nước tặng quà cho các hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán; phối hợp với Bảo hiểm xã  hội huyện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch hỗ trợ miễn học phí cho học sinh nghèo; học sinh cận nghèo; Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn tín dụng ... góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp với các tổ chức thành viên  và các ngành có liên quan hỗ trợ hội viên nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ sinh kế, vay vốn ưu đãi hàng tỷ đồng; tạo việc làm mới và dạy nghề cho hội viên, đoàn viên nghèo…,  góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lao  động ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Từ ngày 01/01/2021 đến 25/6/2023, Quỹ “Vì người nghèo” của huyện đã huy động được 7,48 tỷ đồng, qua đó đã hỗ trợ xây dựng nhà ở, tặng quà cho các đối tượng.
Hội Nông dân huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp tổ chức tốt các hoạt động phối hợp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân; phối hợp  và thực hiện có hiệu quả các phong trào giảm nghèo như: mô hình trồng rừng, sản xuất phân viên dúi; thâm canh cây lúa nếp than, ngô, lạc, đậu xanh lòng, dưa hấu, mô hình chăn nuôi dê, bò, lợn, gà thả vườn… tạo điều kiện  cho nông dân học hỏi và phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thực hiện có hiệu quả Chương trình Mẹ đỡ đầu - hỗ trợ, giúp đỡ, kêu gọi đỡ đầu trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ đạo  các cấp Hội tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình như: nhóm "Tiết kiệm vốn  vay thôn bản", phong trào “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với địa chỉ nhân đạo”, “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm”, “Nồi cháo tình thương”, mô hình "Ngôi   nhà xanh - thu gom rác thải tái chế, bảo vệ môi trường, hỗ trợ phụ nữ nghèo và  trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”…
Trong Phong trào đã xuất hiện một số mô hình giảm nghèo hiệu quả như: mô hình tổ hợp tác trồng chuối lùn xã Tà Rụt; mô hình nuôi bò 100 con tại xã Ba Lòng; mô hình thâm canh lạc tại xã Triệu Nguyên, Mò Ó, Ba Lòng; mô hình trồng cây dược liệu Sâm Bố Chính ở Triệu Nguyên; mô hình trồng lúa nếp than ở xã Tà Long; mô hình du lịch của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tà Long; mô hình trồng rau sạch kết hợp chăn nuôi lợn ở xã Ba Lòng; mô hình nuôi Hươu ở xã Triệu Nguyên; mô hình trồng nấm rơm tại xã Ba Lòng và nhiều mô hình kinh tế khác mang lại thu nhập cao như: mô hình trồng keo tai tượng Úc, mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình chăn nuôi lợn đệm lót sinh học, mô hình chăn nuôi lợn Vân Pa, mô hình chăn nuôi dê, mô hình nuôi ngan, mô hình chăn nuôi bò.
Tiểu biểu trong thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” có hộ ông Thái Thúc Quốc (thôn Tà Rụt 3, xã Tà Rụt). Hộ gia đình ông kinh doanh tạp hóa, vật liệu xây dựng; dịch vụ vận chuyển hàng hóa nông sản và vật liệu xây dựng; tạo việc làm cho 6 lao động, thu nhập bình quân 4,5 triệu/tháng; tổng thu nhập 650 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trong 05 năm qua đã tặng cho hộ nghèo và gia đình chính sách hơn 350 suất quà. Hay như hộ ông Nguyễn Văn Thành (khóm 2, thị trấn Krông Klang) làm mộc gia dụng, máy cưa xẻ gỗ, chăn nuôi lợn đệm lót sinh học, tạo việc làm thường xuyên cho 03 lao động bình quân thu nhập 6,5 triệu/tháng. Hộ ông Hồ Xa Tơn (thị trấn Krông Klang) trồng 05ha cao su đã cho thu nhập mang lại nguồn thu đáng kể cho hộ gia đình. Đến nay, mô hình trồng cây cao su được nhận rộng tại hai xã Ba Lòng, Hướng Hiệp.
Trên cơ sở kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Đakrông sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con tích cực triển khai, áp dụng thực tế những mô hình mới phù hợp với địa phương, đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhân rộng các mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả./.

Đỗ Thị Phượng
 
TAG:
Tin khác
Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 1 Hà Nội: Điểm đến nghĩa tình của người có công Thủ đô
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà chúc mừng nữ cán bộ, công chức, viên chức nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo ở Phú Yên
TP. Quy Nhơn: Thực hiện hiệu quả các Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
TP.HCM: Thành lập Ban chỉ huy quân sự và Tiểu đội tự vệ Nhà Tang lễ Thành phố
Lâm Đồng: Nâng cao ý thức trong phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái
Gala “Thanh niên sống đẹp 2024”: Vinh danh 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực
Hà Nội: 9 tháng đầu năm 2024, doanh số cho vay tín dụng ủy thác qua tổ chức chính trị xã hội đạt 5.767 tỷ đồng
Thái Nguyên: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024