An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Huyện An Lão: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo bền vững
08:55 AM 30/07/2024
(LĐXH) - Thời gian qua, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh công tác phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, ưu tiên vùng nghèo, vùng khó khăn, qua đó giúp người dân có việc làm, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Huyện An Lão chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, huyện An Lão đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trên lĩnh vực lao động, việc làm, xuất khẩu lao động; kiện toàn Ban chỉ đạo đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động để lựa chọn, giới thiệu lao động, trong đó ưu tiên những người thuộc diện chính sách, hộ nghèo, lao động đã qua đào tạo tham gia xuất khẩu lao động; tổ chức gặp mặt, đối thoại với các hợp tác xã, hộ kinh doanh nhằm trao đổi, nắm bắt tình hình, giải đáp, hỗ trợ những đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh mở rộng quy mô phát triển, góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương.
Thực hiện Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn thuộc Dự án 4 Chương trình MTQG giảm nghèo, tổng kinh phí phân bổ cho huyện An Lão năm 2023 là 4.503 triệu đồng (Trong đó ngân sách trung ương 3.967 triệu đồng, ngân sách tỉnh đối ứng 536 triệu đồng). UBND huyện giao Trung tâm GDNN-GDTX đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã mở 8 lớp đào tạo nghề cho 280 lao động nông thôn. Giải quyết việc làm mới cho 650/400 lao động, đạt 162,5% kế hoạch; Cho vay vốn giải quyết việc làm 188 hộ, với tổng số tiền vay 15,036 tỷ đồng; Cho vay vốn xuất khẩu lao động 11 trường hợp, với tổng số tiền vay 975 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Phòng Lao động - TBXH đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực công tác tuyên truyền, tư vấn việc làm xuất khẩu lao động cho cán bộ xã, thôn và người lao động; tuyên truyền về chính sách đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ người đi lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ các chương trình mục tiêu quốc gia. Phối hợp Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm tỉnh, UBND các xã, thị trấn tổ chức 22 phiên giao dịch việc làm lưu động, với hơn 1.000 lượt lao động tham gia.
Đối với Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2022, kinh phí trung ương phân bổ là 184 triệu đồng chuyển nguồn sang năm 2023, huyện đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn chính sách, kết quả có 30 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Năm 2023, kinh phí phân bổ là 680 triệu đồng.
Về Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững, năm 2023, phân bổ 351 triệu đồng, trong đó kinh phí trung ương 305 triệu đồng, ngân sách tỉnh đối ứng 46 triệu đồng. Huyện đã tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện năm 2023; điều tra thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động phục vụ công tác quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giai đoạn 2023 – 2025.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, huyện An Lão cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về học nghề ở một số địa phương chưa tích cực, chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục nên công tác giải quyết việc làm chưa đạt kết quả theo mục tiêu đề ra. Một số ngành nghề mới theo nhu cầu người học chưa có định mức hoặc định mức ban hành chậm nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo; quy mô, đội ngũ giáo viên và ngành nghề đào tạo của Trung tâm GDNN-GDTX chưa đáp ứng yêu cầu của người học. Công tác dự báo, điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo gắn với việc làm chưa sát với thực tế; Tỷ lệ người lao động sau khi đào tạo có việc làm chưa cao.
Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động. Tập trung tư vấn, tuyên truyền nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tăng cường phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động đến các xã; tăng cường kết nối cung - cầu lao động, nhất là giữa 02 ngành Gỗ và May mặc. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Thường xuyên nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động, vị trí, ngành nghề, số lượng cần tuyển đối với các doanh nghiệp, các dự án chuẩn bị đi vào hoạt động nhằm chủ động trong công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tổ chức điều tra, rà soát, thu thập, cập nhật nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động để tự tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường cho vay ưu đãi đối với người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng./.
Hồng Phượng
TAG:
Tin khác
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi: Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em ở những nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai
FPT Long Châu điều động nhanh 10 tấn thuốc, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Đồng lòng vượt qua bão lũ với chương trình “Góp Lòng, Góp Sức - JPPRO hướng về miền Bắc”
UNICEF kêu gọi đồng hành cùng những trẻ em và gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi siêu bão Yagi
Cùng JuraTrade chung tay hướng về miền Bắc mùa bão lũ cùng chương trình 'Mỗi Giao Dịch Góp Ngàn Yêu Thương'
Tập trung xử lý các phát sinh sau bão, lũ đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động
 Đề xuất sửa đổi khái niệm, nội dung giám định BHYT
Trao 300 suất quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em dễ chấn thương tâm lý sau thiên tai, bão lũ