An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hơn 1,6 triệu người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
05:34 PM 30/07/2024
(LĐXH) - Thống kê hiện nay, cả nước có hơn 1,6 triệu người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng nhận trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Các địa phương đang tiếp tục rà soát, cấp giấy xác nhận khuyết tật và lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng 
Thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Cục Bảo trợ xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện báo cáo kết quả công tác người khuyết tật năm 2023 và nhiệm vụ năm 2024. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người khuyết tật trên cả nước cho hơn 1,6 triệu người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng nhận trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Đôn đốc các Bộ, ngành và thẩm định kế hoạch năm 2024 của các Hội được đảng và nhà nước giao nhiệm vụ tham gia tổ chức thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật, Kế hoạch thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật, Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật và Kế hoạch thực hiện Công ước của liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
Đồng thời phối hợp với Vụ Pháp chế tiếp tục hoàn thiện báo cáo về các vấn đề có liên quan đến báo cáo lần thứ I của Việt Nam về tình hình thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật theo yêu cầu của Ủy ban về quyền của người khuyết tật. Hướng dẫn và hỗ trợ Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ VI, tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí Người bảo trợ; Hiệp hội Paralympic Việt Nam tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029; Hội Người mù Việt Nam tổ chức kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Người mù Việt Nam.
Về phát triển công tác xã hội tại Việt Nam, Cục đã xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai các Chương trình phát triển công tác xã hội, Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, bảo vệ môi trường tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Phát triển mạng lưới cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội. Hiện cả nước có gần 250 nghìn công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên làm công tác xã hội. Trong đó, có 35 nghìn người làm việc tại các cơ sở công lập và ngoài công lập, gần 100 nghìn người làm việc tại các hội, đoàn thể, trên 100 nghìn cộng tác viên.
Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội đã hình thành và phát triển. Trong đó, nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, cung cấp dịch vụ tham vấn, tư vấn, quản lý trường hợp, trị liệu, phục hồi chức năng hỗ trợ cho hàng ngàn lượt đối tượng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Lao động – TBXH đã lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể chính trị - xã hội, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch triển khai Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các tỉnh, thành phố từng bước chuyển đổi hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội sang hoạt động theo mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người già, người tâm thần, bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Trên cơ sở kết quả đạt được, trong thời gian tới, Cục Bảo trợ xã hội tiếp tục tuyên truyền, đôn đốc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật, Luật Người khuyết tật, Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Triển khai Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030, Chương trình trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2021-2030, Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025. Triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đủ năng lực, quy mô, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ về trợ giúp xã hội, chăm sóc, nuôi dưỡng cho đối tượng. Đôn đốc địa phương thực hiện kết nối đồng bộ 2 chiều hệ thống dịch vụ công bảo trợ xã hội của Bộ với hệ thống thông tin 1 cửa điện tử của địa phương. Cập nhật bổ sung thường xuyên cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và xác thực định danh điện tử. Thúc đẩy các địa phương hướng dẫn đối tượng đăng ký nhận tiền trợ giúp qua tài khoản ngân hàng./.
Hồng Phượng
TAG:
Tin khác
Đảng ủy Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thành lập 9 đoàn khảo sát công tác chuẩn bị Đại hội tại các chi - đảng bộ cơ sở
Hơn 1.000 người nghèo tại TP.HCM chưa có căn cước công dân, mã số định danh cá nhân
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận
Công tác xã hội kết nối, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Yên Bái
Yên Bái hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ em
TP.HCM: Một ngày phát triển thêm 1.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình
Kiên Giang: Chú trọng làm tốt công tác quản lý nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn
Quận Ngô Quyền: Nỗ lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Thành phố Hồ Chí Minh: Trách nhiệm và nghĩa tình với người có công