An toàn lao động
Trang chủ / Lao động / An toàn lao động
Các sự cố, tai nạn lao động nghiêm trọng đã giảm đáng kể
08:06 AM 21/09/2017
(LĐXH)- Chiều ngày 20/9, Ban Chỉ đạo Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động Trung ương đã tổ chức Hội thảo "Tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ I và Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ II.
Tham dự hội thảo có ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động – TBXH) cùng đại diện các Bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo; đại diện Thành phố Hà Nội (đơn vị tổ chức Tháng hành động lần thứ I) và Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị sẽ đăng cai tổ chức Tháng hành động lần thứ II).
Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động Nguyễn Anh Thơ, cho biết: Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ I năm được Chính phủ phát động từ ngày 1/5 đến 31/5/2017 với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” đã được các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người lao động hưởng ứng sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Thành phố Hà Nội là đơn vị đăng cai tổ chức Tháng hành động lần thứ nhất đã có sự chủ động, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương trong việc tổ chức trọng thể Lễ phát động và các hoạt động mang tính quốc gia tại Thủ đô Hà Nội.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu ý kiến tại hội thảo
Kết quả, trong thời gian tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ I đã giảm đáng kể các sự cố, tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra. Cụ thể, tình hình tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2017 giảm cả về số vụ tai nạn lao động, số người chết và số người bị thương nặng. Cụ thể, trong khu vực có quan hệ lao động số vụ tai nạn lao động giảm 0,38%, tổng số nạn nhân giảm 1,6%, số người chết giảm 9,55%, số vụ có người chết giảm 3,7%, số người bị thương nặng giảm 16,97%, số vụ có từ 2 nạn nhân giảm 24,07%, đặc biệt trong thời gian này, một số địa phương đã không để xảy ra tai nạn lao động, như: Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi…
Riêng đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra về ATVSLĐ, trong 6 tháng năm 2017 đã có gần 8.300 doanh nghiệp được thanh, kiểm tra và hơn 9.000 cuộc tự kiểm tra tập trung chủ yếu vào các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - TBXH phát biểu ý kiến tại hội thảo
Tuy nhiên, qua đánh giá Thánh hành động vệ sinh an toàn lần thứ nhất vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là ở một số địa phương, công tác chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc chưa được thường xuyên, việc cử các thành viên ban chỉ đạo tham dự hưởng ứng tại một số Bộ, ngành, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động trong khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong các làng nghề, khu vực không có quan hệ lao động còn hạn chế. Đặc biệt, các hoạt động sau Tháng hành động chưa được duy trì thường xuyên đặc biệt là công tác thông tin, tuyên truyền và thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động...
Cục trưởng Cục An toàn Lao động Hà Tất Thắng góp ý kế hoạch tổ chức Tháng hành động lần thứ II
Theo kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ II được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 5 năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tổ chức Lễ phát động và các hoạt động mang tính quốc gia. Dự kiến Lễ phát động được tổ chức vào cuối tháng 4/2018 với chủ đề “Chủ động xác định và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc”. 
Ông Nguyễn Anh Thơ báo cáo kết quả Tháng hành động lần thứ nhất
Tại hội thảo, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, Lễ phát động Tháng hành động lần thứ II và các hoạt động hưởng ứng cần phải được các Bộ, ngành, địa phương tổ chức phong phú, thiết thực hướng đến người lao động cả trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động. Tháng hành động cần chú trọng vào các hoạt động huấn luyện, hướng dẫn các kỹ năng làm việc an toàn cụ thể cho người lao động; chú trọng cải thiện điều kiện lao động, kiểm soát các nguy cơ rủi ro và chủ động phòng ngừa các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thực thi có hiệu quả Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng cần tập trung tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cấp cơ sở thực hiện; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2018. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền Luật ATVSLĐ cũng như phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động; tổ chức phát động các hoạt động, chiến dịch truyền thôn cộng đồng nhằm tạo sức lan tỏa sâu rộng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ trong tại các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khu vực trọng điểm...

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Cà Mau: Thực hiện hiệu quả công tác chi trả trợ cấp thất nghiệp
Tập đoàn MetLife ghi tên trong Top 25 Nơi làm việc tốt nhất Thế giới năm 2024
Bạc Liêu tích cực triển khai thu thập, cập nhật thông tin việc tìm người - người tìm việc
Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại Chi nhánh Phát điện dầu khí
Bạc Liêu: Tạo việc làm bền vững từ hoạt động xuất khẩu lao động
Cơ hội thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ vươn mình thành sản phẩm mũi nhọn
TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lược dài hạn thu hút và giữ chân lao động di cư
Thái Bình thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động