Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Hòa Bình xây dựng các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em
10:17 AM 31/08/2021
(LĐXH)- Ngày 30/8/2021, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch hực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năn 2030 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện tại địa phương…
Cụ thể, về mục tiêu phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em, đến năm 2025, tỉnh Hòa Bình phấn đấu có 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.
Tỉnh đặt mục tiêu có trên 80% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 95% trở lên cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Tỉnh Hòa Bình sẽ xây dựng một số mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại hộ gia đình (ảnh minh họa)

Đối với mục tiêu đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, có 90% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và 90% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em. 90% doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
Định hướng đến năm 2030, Hòa Bình phấn đấu giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tỉnh Hòa Bình sẽ xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho các cấp, các ngành có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện cho người sử dụng lao động, người lao động. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình, cộng đồng, cha mẹ, trẻ em. Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Chú trọng việc nâng cao năng lực cho người sử dụng lao động là hợp tác xã, hộ gia đình.
Bên cạnh đó, tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em, như: xây dựng, triển khai quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em tại địa phương. Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, trợ giúp xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp, tạo việc làm để ổn định sinh kế. Thực hiện các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Tỉnh cũng sẽ xây dựng, triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện tại địa phương gồm: mô hình phát hiện sớm, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo; mô hình công ty, doanh nghiệp không sử dụng lao động trẻ em; mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại địa phương, hợp tác xã, hộ gia đình…
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hòa Bình là cơ quan chủ trì xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năn 2030. Tổng hợp, rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành; quy trình, mô hình hỗ trợ, can thiệp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn tỉnh…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương
Dùng thuốc mua trên mạng, tiền mất mà tật còn nguyên
Người hâm mộ đổ ra đường, hô vang “Việt Nam vô địch!”
CSGT Diễn Châu kịp thời giúp bé 4 tuổi thoát cơn nguy kịch