An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hòa Bình: Ghi nhận những nỗ lực trong công tác trợ giúp xã hội
09:23 AM 26/07/2022
(LĐXH) - Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng, công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được nhiều kết quả tích cực, công tác trợ giúp thường xuyên, trợ giúp đột xuất được triển khai kịp thời. Qua đó, từng bước cải thiện đời sống của các đối tượng yếu thế, giúp họ vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Tặng quà cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật, trong 6 tháng đầu năm tỉnh Hòa Bình đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng kịp thời, đầy đủ cho 31.367 đối tượng, trong đó có 176 trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng, 70 người nhiễm HIV thuộc Hộ nghèo, cận nghèo không có thi nhập ổn định, 1.715 người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; 11.447 người cao tuổi, 13.097 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; 4.824 trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đặc biệt khó khăn. Việc thực hiện chính sách về trợ giúp, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được địa phương chỉ đạo quan tâm thường xuyên giúp gia đình nạn nhân sớm ổn định cuộc sống.
Thực hiện công tác trợ giúp xã hội đột xuất, 6 tháng đầu năm năm 2022, tỉnh Hòa Bình cũng đã hỗ trợ lương thực cho 1.012 lượt hộ gia đình với số gạo 61,2 tấn, kinh phí trên 900 triệu đồng từ ngân sách địa phương và thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất khi có người chết, bị thương do thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Thực hiện chính sách đối với người cao tuổi, việc cấp và khám chữa bệnh cho người cao tuổi bằng thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. Người cao tuổi thuộc diện chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi thuộc hộ nghèo… đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Hiện nay, đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 97.869 người cao tuổi. Số người cao tuổi được khám định kỳ và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại phường, xã, thị trấn nơi cư trú là 45.467 người. Về chăm sóc đời sống vật chất: Số người cao tuổi hiện đang được hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng (Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh…) là 6.075 người. Số người cao tuổi hiện đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng là 15.558 người, trong đó 9.710 người cao tuổi 80 tuổi trở lên, 424 người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo, người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa thuộc hộ gia đình nghèo, 1.313 người cao tuổi từ 75-80 thuộc hộ nghèo, cận nghèo sống ở vùng KTXH đặc biệt khó khăn; 4.111 người cao tuổi khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Việc chi trả trợ cấp xã hội thông qua dịch vụ bưu điện giúp người cao tuổi được nhanh chóng, thuận tiện.
Toàn tỉnh có 1.670 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, quy tụ được nhiều người cao tuổi tham gia thường xuyên luyện tập. Đặc biệt là các câu lạc bộ đẩy mạnh các hoạt động vào các dịp lễ, Tết, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ nhằm động viên tinh thần người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống khỏe, sống có ích. Nhờ sinh hoạt của các câu lạc bộ, người cao tuổi có thêm điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, tâm sự, cùng nhau giải tỏa tâm lý. Đồng thời, đóng góp vào nhiều công tác xã hội ở địa phương, sống mẫu mực là tấm gương cho con cháu noi theo. Toàn tỉnh đã có tổng cộng 11.738 người cao tuổi được chúc thọ mừng thọ với số tiền trên 4,5 tỷ đồng.
Kết quả thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, đến nay, theo báo cáo của 10 huyện, thành phố, tổng số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh là 15.666 người với 6 dạng khuyết tật chính và 3 mức độ khuyết tật. Đã có 3.298 người khuyết tật đặc biệt nặng, 9.799 người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và 2.368 người khuyết tật nhẹ được hỗ trợ về y tế, giáo dục…
Để công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng thiết thực và đạt hiệu quả cao, thời gian tới, Sở Lao động - TBXH tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội theo định hướng tiếp cận dựa trên quyền của người dân, tạo cơ hội cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt tiếp cận giáo dục, đào tạo, dạy nghề, việc làm. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và người dân. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở bảo trợ xã hội (Trung tâm Công tác xã hội). Hướng dẫn địa phương tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 20/2022/NĐ-CP ngày 15/3/2022 của Chính phủ. Theo dõi nắm bắt tình hình thiếu đói của người dân trong những tháng giáp hạt, giáp tết, khi có thiên tai, lũ bão kịp thời tổ chức phương án cứu trợ hoặc đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.../.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương