An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hiệu quả từ những mô hình giảm nghèo ở Bắc Giang
05:12 PM 26/08/2024
(LĐXH) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ đó giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thông qua mô hình nuôi gà Lai hồ thả vườn đã giúp cho các hộ nghèo ổn định cuộc sống
Tại xã Trường Sơn (huyện Lục Nam), triển khai Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, năm 2024 với tổng vốn phân bổ 300 triệu đồng, xã đã thực hiện Dự án nuôi gà Lai hồ thả vườn. Mô hình có sự tham gia của 30 hộ, trong đó có 28 hộ nghèo.
Thông qua việc triển khai thực hiện mô hình dự án giúp cho các hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo nâng cao năng lực sản xuất, được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất hiệu quả, hạn chế được dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư, mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho các hộ gia đình, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Hiệu quả kinh tế tăng từ 20-25% so với chăn nuôi gà truyền thống.
Căn cứ quyết định phê duyệt Danh mục định hướng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trung hạn trên địa bàn xã đã được UBND xã thông báo, tổ/nhóm cộng đồng phối hợp, thống nhất với UBND xã xây dựng dự án, phương án sản xuất, trình thẩm định, phê duyệt.
Mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, được hộ dân tích cực tham gia
Thực hiện mô hình dự án, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, ngành nghề truyền thống, nguồn lực lao động, cơ sở hạ tầng nhu cầu thị trường các hình thức tổ chức sản xuất, UBND xã hướng dẫn người dân thực hiện lựa chọn các nội dung hỗ trợ phù hợp, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp để đạt được các mục tiêu về kinh tế của xã. Cụ thể hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, vật tư phân bón theo quy định mức kỹ thuật áp dụng cho từng loại cây trồng, vật nuôi. Lãnh đạo UBND cấp xã, cùng công chức phụ trách dự án của xã phối hợp với Trưởng thôn/bản (nơi triển khai dự án) tổ chức họp thôn/bản để phổ biến dự án, định mức kinh tế - kỹ thuật, mức chi hỗ trợ dự án của nhà nước; hình thức thực hiện dự án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; số hộ tham gia; các hoạt động của dự án. Thông báo phương án thực hiện dự án, hỗ trợ của nhà nước, thống nhất về việc đóng góp (vốn đối ứng) của các thành viên tổ/nhóm cộng đồng, cơ chế quay vòng vốn. Thành lập tổ/nhóm cộng đồng, bầu ra tổ trưởng/nhóm trưởng làm người đại diện, tổ phó/nhóm phó và các thành viên.
Mô hình nuôi bò tại xã Hùng Sơn, huyện Hiệp Hoà
Theo đánh giá, ngoài thu nhập từ nuôi gà thả vườn thì các hộ dân vẫn tham gia các hoạt động tăng gia sản xuất khác của gia đình, có nguồn phân bón phục vụ cho hoạt động trồng trọt sẽ góp phần tạo thêm thu nhập và phát triển nông nghiệp bền vững.
Còn tại huyện Hiệp Hoà, từ nguồn vốn hơn 2,9 tỷ đồng hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (dự án 2) thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện phân bổ kinh phí cho 8 xã xây dựng các mô hình sản xuất. Các xã được hỗ trợ gồm: Xuân Cẩm (600 triệu đồng); Mai Đình (442 triệu đồng); Châu Minh (400 triệu đồng); Hoàng Vân, Hương Lâm, Hoàng An, Quang Minh, Hòa Sơn (mỗi xã 300 triệu đồng). Theo nhu cầu thực tế của người dân đăng ký và điều kiện tự nhiên, các dự án được triển khai đều là chăn nuôi bò sinh sản. Các hộ tham gia dự án được hướng dẫn xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi.
Thời điểm này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã hoàn thành kế hoạch cấp con giống. Như vậy, lũy kế từ đầu giai đoạn (năm 2021) đến nay, toàn huyện có 16 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai với 353 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật hưởng lợi với kinh phí hỗ trợ gần 7 tỷ đồng. Theo kết quả rà soát năm 2023, huyện Hiệp Hòa còn 947 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,61%, giảm 1,61% so với năm 2022; cận nghèo còn 1.513 hộ, chiếm tỷ lệ 2,57%, giảm 0,77% so với năm 2022, vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,04%; kết thúc giai đoạn (năm 2025) còn 0,85%; không phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo là người có công với cách mạng.
Thực hiện Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tổng kinh phí ngân sách Trung ương phân bổ cho tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2024 là 84,5 tỷ đồng. Kết quả, tỉnh đã thực hiện 144 dự án, bao gồm: 11 dự trồng trọt và 133 dự án chăn nuôi, tổng số hộ hưởng lợi là 1.681 hộ nghèo, 1.362 hộ cận nghèo và 335 hộ thoát nghèo.
Kết quả giải ngân tính đến tháng 6/2024: Vốn năm 2021 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 là 3,26/3,54 tỷ đồng, đạt 91,9% kế hoạch; Vốn năm 2022 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 là 13,9/13,9 tỷ đồng, đạt 99,7% kế hoạch; Vốn năm 2023 giải ngân 31,1/35,1 tỷ đồng, đạt 88,6% kế hoạch. Năm 2024, tổng vốn là 35,5 tỷ đồng, đã giải ngân vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương là 11,5/35,5 tỷ đồng, đạt 32,6 % kế hoạch./.
Hồng Phượng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TAG:
Tin khác
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Kon Tum: Tích cực tiếp sức cho người khuyết tật
Kon Tum: Thực hiện tốt chính sách trợ giúp người khuyết tật
Nữ doanh nhân Phượng Hồng Kông: Hỗ trợ người nghèo bằng trái tim nhân ái