Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Hậu Giang tuyên truyền, quản lý kinh phí thực hiện chính sách người có công
01:53 PM 08/12/2023
(LĐXH)- Thời gian qua, công tác tuyên truyền, quản lý kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được tỉnh Hậu Giang triển khai khá toàn diện. Qua đó góp phần thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công và thân nhân của người có công với cách mạng.
Đến thời điểm cuối năm 2023, toàn tỉnh có 36.254 người có công với cách mạng, trong đó có 12.504 liệt sĩ; 5.740 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; có 2.042 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, hiện nay còn sống 51 mẹ và các mẹ đều được các tổ chức, đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời.
Tính trong gần 20 năm trở lại đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hậu Giang đã tiếp nhận 84.024 hồ sơ các loại như: trợ cấp tuất đối với thân nhân liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến…
Thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Châu Thanh (tỉnh Hậu Giang)
Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực người có công, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hậu Giang đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, thị xã và các huyện tổ chức các Hội nghị gặp gỡ người có công và thân nhân người có công với cách mạng. Qua đó, nhằm tuyên truyền các chủ trương chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng hiểu rõ hơn về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục, xem xét xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi; công tác quản lý, chi trả chế độ trợ cấp và phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp ưu đãi một lần, giải quyết các chế độ: Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe... đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
Cùng với đó, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn nâng cao vai trò trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh.
Đối với công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hậu Giang tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Nhờ đó, việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý thuộc ngân sách trung ương tuân thủ theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, phù hợp với yêu cầu quản lý của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đảm bảo nguyên tắc chi trả kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ.
Hàng năm, căn cứ dự toán được giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hậu Giang phân bổ, giao dự toán cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, thị xã và các huyện sử dụng kinh phí thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến từ nguồn ngân sách trung ương. Tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị cũng như góp phần hoàn thành mục tiêu chung của tỉnh.
Đồng thời, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp, các ngành chức năng trong việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hậu Giang đều thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phố, thị xã và các huyện; kiểm tra, giám sát việc cấp phát quà lễ 27/7, quà tết Nguyên đán cho người có công với cách mạng và thân nhân của người có công trên địa bàn tỉnh Hậu Giang…
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Đến nay, việc thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã được các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các địa phương trong tỉnh Hậu Giang quan tâm thực hiện kịp thời, đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua đó, giúp tất cả người có công và thân nhân đều được thụ hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống gia đình chính sách người có công trên địa bàn.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương