Hậu Giang: Chăm lo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
(LĐXH) Trong những năm qua, tỉnh Hậu Giang đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội nhằm chăm lo tốt hơn đời sống cho các đối tượng yếu thế.
Tặng quà cho người khuyết tật trong tỉnh
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2020, Sở Lao động - TBXH tỉnh Hậu Giang thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ trợ cấp xã hội cho 253.462 lượt đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng với tổng kinh phí hơn 106 tỷ đồng; hướng dẫn các địa phương thực hiện hỗ trợ mai táng phí cho 1.651 trường hợp, kinh phí 8.915,4 triệu đồng; hỗ trợ đột xuất 178 trường hợp, kinh phí hơn 1.084 triệu đồng; cấp trên 24.604 thẻ BHYT cho đối tượng BTXH, kinh phí trên 14.775 triệu đồng. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán 2020 như: tổ chức chúc thọ 77 người cao tuổi tròn 100 tuổi và 1.126 người cao tuổi tròn 90 tuổi, kinh phí 893,108 triệu đồng; thăm, chúc tết Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh và 05 cơ sở TGXH trên địa bàn tỉnh và thành phố Cần Thơ, kinh phí 44 triệu đồng; hướng dẫn các địa phương lập danh sách và hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Canh Tý cho 24.765 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí trên 12.382,5 triệu đồng.
Tặng quà chúc thọ người cao tuổi
Phối hợp với Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định kiện toàn Ban Công tác người cao tuổi tỉnh; báo cáo Chương trình hành động quốc gia vì người cao tuổi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020; trình UBND tỉnh định mức chúc thọ, mừng thọ năm 2021 đối với người cao tuổi tròn 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi (định mức đề xuất là 300.000 đồng/người); tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi gắn với tổ chức họp mặt kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi, với 200 đại biểu tham dự. Tại Hội nghị đã trao 27 Bằng khen của Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trao 03 Bằng khen của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang cho 03 Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau; trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam (tháng 10/2020) trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức thăm, tặng quà cho 173 người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh khó khăn nhân Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam, kinh phí 114,8 triệu đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, Sở đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, cụ thể: hỗ trợ 25.683 đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí 38.155,3 triệu đồng; 33.056 người thuộc hộ nghèo, kinh phí 24.792 triệu đồng; 32.931 người thuộc hộ cận nghèo, kinh phí 24.701,25 triệu đồng; 4.147 người bán lẻ vé số, kinh phí 4.097,1 triệu đồng. Kiểm tra công tác trợ giúp xã hội tại 8/8 đơn vị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, 24 xã, phường, thị trấn.
Trao tặng quà cho người mù, người khuyết tật tại huyện Long Mỹ
Bên cạnh đó, Sở Lao động - TBXH còn phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh tổ chức thăm, tặng 332 phần quà (mỗi phần trị giá 300.000 đồng) cho 332 người khuyết tật nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4/2020, tổng kinh phí 99,6 triệu đồng; tổ chức thăm, tặng 332 phần quà (mỗi phần trị giá 300.000 đồng) cho 332 người tham gia kháng chiến và thân nhân của họ bị nhiễm chất độc hóa học nhân Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10/8/2020, tổng kinh phí 99,6 triệu đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã tiếp nhận mới 38 học viên, ngừng nuôi dưỡng 47 học viên, tổng số học viên đang quản lý tại Trung tâm là 212 học viên; các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, y tế, hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm bảo đảm thực hiện theo quy định. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã tiếp 118 lượt đoàn từ thiện đến thăm, tặng quà trực tiếp cho đối tượng dùng thêm bữa phụ như: bánh ướt, chè, bánh ngọt, bún… Tổ chức Họp mặt kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Trung tâm. Tại buổi Họp mặt, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Trung tâm 05 tấn gạo; ông Nguyễn Quốc Ca, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh tặng 01 tấn gạo. Đồng thời để tri ân sự đóng góp của các mạnh thường quân, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 01 cá nhân có nhiều đóng góp cho Trung tâm Công tác xã hội trong thời gian qua.
Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết bổ sung đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 18/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (người lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP); một số định mức chi đặc thù về hoạt động tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng đi điều trị tại bệnh viện đối với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh). Hoàn thành di dời Trung tâm Công tác xã hội tỉnh về trụ sở mới (ấp 2, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang). Tổng kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng là 5.831 triệu đồng, trong đó kinh phí bảo đảm xã hội để chăm sóc đối tượng tại Trung tâm là hơn 2.000 triệu đồng.
Công tác chăm lo cho đối tượng bảo trợ được các cấp, các ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm
Song song với đó, các Hội đã có nhiều hoạt động trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội như: Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh đã vận động kinh phí quy thành tiền gần 7.000 triệu đồng để chăm lo cho các đối tượng yếu thế như: Tặng 180 phần quà nhân dịp Tết Nguyên đán 2020, kinh phí 82 triệu đồng; tặng 30 phần quà cho 30 hộ nghèo, kinh phí 30 triệu đồng; thăm, tặng 66 phần quà cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, kinh phí 19,8 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 02 căn nhà tình thương, kinh phí 30 triệu đồng. Hỗ trợ trực tiếp 15 triệu đồng, tặng 650 khẩu trang cho hộ nghèo, kinh phí 6,5 triệu đồng. Tặng 180 xe lăn cho người khuyết tật, kinh phí 500 triệu đồng. Hỗ trợ phẫu thuật tim được 16 ca, số tiền 1.500 triệu đồng; phẫu thuật đục thủy tinh thể cho 21 người, kinh phí 168 triệu đồng. Chăm sóc, nuôi dưỡng 63 trẻ em mồ côi tai Nhà Nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai Vị Thanh và Nhà Nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai Cần Thơ (Châu Thành A), kinh phí 1.305 triệu đồng.
Hội Người mù tỉnh với tổng số hội viên là 1.252 người, trong đó: nam là 695 người; nữ là 557 người; mù 02 mắt là 388 người; mù 01 mắt/mờ là 864 người, đã tổ chức 01 lớp dạy nghề đan ghế dây nhựa và 01 lớp đan lục bình cho 20 hội viên thuộc thị xã Long Mỹ; đã thu hồi và cho 37 hội viên khác vay lại, với số tiền là 421 triệu đồng vốn vay từ nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Hội Người mù Việt Nam; Tỉnh hội cũng thu hồi 20 triệu đồng của 05 hội viên vay không lãi suất đơn vị huyện Vị Thủy để cho 05 hội viên khác vay đầu tư sản xuất nhằm tăng thu nhập; các cấp hội đã vận động được 5.431 phần quà với số tiền hơn 2.000 triệu đồng (Tỉnh hội vận động số tiền hơn 850 triệu đồng) để chăm lo cho hội viên, gia đình của người mù.
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh phối hợp với Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh và Hội Người mù tỉnh hướng dẫn kiện toàn Hội Người mù - Nạn nhân chất độc da cam - Người khuyết tật huyện Châu Thành và huyện Long Mỹ. Đến nay, 100% đơn vị cấp huyện có tổ chức hội, có 03 đơn vị có tổ chức hội cấp xã; Đã phát triển mới 111 hội viên, tổng số hội viên hiện nay là 3.789 người. Trong 9 tháng đầu năm, Hội đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 14 cuộc họp mặt; tổ chức 213 cuộc tuyên truyền, với 8.227 lượt người tham dự; đăng 23 tin, bài trên Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tạp chí da cam Việt Nam về kỷ niệm 59 năm Ngày thảm họa da cam Việt Nam, các hoạt động chăm lo nạn nhân chất độc da cam của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Các cấp hội trên địa bàn tỉnh đã vận động kinh phí quy thành tiền hơn 9.735 triệu đồng để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh, trong đó, Tỉnh hội vận động được gần 400 triệu đồng.
Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh có tổng số hội viên là 80.012 người; đã vận động được kinh phí quy thành tiền hơn 5.000 triệu đồng để chăm sóc cho người cao tuổi; hướng dẫn các địa phương tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho hơn 12.759 người cao tuổi; phối hợp với Sở Lao động - TBXH tham mưu UBND tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi gắn với Họp mặt kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chính sách bảo trợ xã hội là rất quan trọng
Theo đánh giá của Sở Lao động - TBXH tỉnh Hậu Giang, việc thực hiện công tác trợ giúp xã hội được tỉnh đặc biệt quan. Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành, phê duyệt các Kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 cho các đối tượng bảo trợ xã hội; chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi; tổ chức các hoạt động thăm tặng quà cho người khuyết tật, người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội, người bán lẻ vé số gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19; tham mưu lãnh đạo Sở ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành các kế hoạch, báo cáo, tổ chức các Hội nghị thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: Một số địa phương thực hiện công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ, tham mưu UBND cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội thực hiện còn chậm; công tác quản lý, cập nhật tình hình biến động của đối tượng tại một số nơi chưa kịp thời dẫn đến trợ cấp sai hệ số, sai đối tượng. Vẫn còn một số địa phương chưa quan tâm cập nhật thông tin đối tượng bảo trợ xã hội vào phần mềm MIS POSASoft. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID - 19 đã ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về trợ giúp xã hội, vận động xã hội nhằm thay đổi cách thức trợ giúp xã hội theo hướng tiên tiến, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội; tuyên truyền, phổ biến về các giải pháp, mô hình trợ giúp xã hội hiệu quả, gương điển hình vượt khó và nhân rộng trong cộng đồng; Thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội với phương châm công khai, minh bạch, đúng, đủ, kịp thời. Nghiên cứu, đề xuất một số chính sách đặc thù của tỉnh để trợ cấp xã hội theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách trợ giúp xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp trong chỉ đạo, huy động nguồn lực và thực hiện trợ giúp xã hội. Chú trọng phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát huy năng lực, hiệu quả của các cơ sở trợ giúp xã hội hiện có, hỗ trợ, nâng cấp các cơ sở trợ giúp xã hội công lập đảm bảo đủ điều kiện trợ giúp toàn diện cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đỗ Thị Phượng
TAG: