An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hải Dương: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,6%
12:00 PM 13/03/2023
(LĐXH) – Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,6%; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi.
100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh có đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định; 100% các đối tượng thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình khi có nhu cầu được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh theo quy định; 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn giảm học phí, các khoản đóng góp theo quy định; 100% các hộ nghèo, cận nghèo trong tỉnh được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó, tăng cường vận động ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" để bổ sung nguồn lực hỗ trợ chương trình làm nhà ở và các khoản hỗ trợ đột xuất khác cho hộ nghèo và hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tập huấn chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn, hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi cho khoảng 700 lượt người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; xây dựng 02 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho 10 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo chương trình khuyến nông.
Tỉnh Hải Dương chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, tạo điều kiện để người dân tiếp cận kịp thời các nguồn vốn tín dụng ưu đãi 
Để đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung: Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin; Tuyên truyền, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, người dân và toàn xã hội về chuẩn nghèo đa chiều gia đoạn 2021-2025, quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức.
Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và cải thiện dinh dưỡng: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định; Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng; hỗ trợ hình thành liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông sản tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực của địa phương; Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả; Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).
Tập huấn đào tạo nghề cho bà con nông dân 
Phát triển giáo dục nghề nghiệp; việc làm bền vững; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: Khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp; Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số; Hỗ trợ việc làm bền vững: Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu; Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc; Hỗ trợ giao dịch việc làm; Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác; Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; Hỗ trợ kết nối việc làm thành công; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo: Tham mưu xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí xây dựng, phát triển, nhân rộng mô hình giảm nghèo; tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế do cộng đồng đề xuất.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Triển khai thực hiện hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, tạo điều kiện tiếp cận kịp thời các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, tăng thu nhập hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch và học tập; Phát huy hiệu quả công tác tín dụng chính sách đối với các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác, các tổ tiết kiệm và vay vốn, thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo đúng quy định của Nhà nước…
Năm 2022, các địa phương của tỉnh Hải Dương đã triển khai các mô hình, chương trình hỗ trợ giảm nghèo. Xác định rõ nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều hộ khó thoát nghèo là thu nhập thấp và không có việc làm ổn định nên nhiều địa phương đã hỗ trợ giảm nghèo bằng cách tặng bò sinh sản, xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ; hỗ trợ kết nối tìm việc làm... Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên tiếp tục đứng ra tín chấp cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo vay vốn để làm ăn. 
Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau giai đoạn 2021-2025” cũng được quyết liệt triển khai sớm. Thông qua nhiều chương trình, hộ nghèo, cận nghèo trong tỉnh đã được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững, hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh. 
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của Hải Dương chỉ còn 1,75%, đạt mục tiêu đề ra và giảm 0,4% so với năm 2021./.
Minh Hưng
TAG:
Tin khác
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu
Nam Định phát huy hiệu quả Quỹ Đền ơn đáp nghĩa