An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hải Dương hỗ trợ sinh kế giúp người dân thoát nghèo
05:01 PM 04/12/2020
(LĐXH) Để giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, điều quan trọng là phải hiểu được nhu cầu của người dân đang cần nhất điều gì. Những điều kiện nào để giúp tạo bàn đạp cho cuộc sống của họ, giúp họ thoát khỏi nghèo đói.

Xác định việc nâng cao thu nhập là tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, những năm qua tỉnh Hải Dương đã có nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiệp liên kết với nông dân, đảm bảo hài hòa lợi ích từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
Gia đình bà Trần Thị Toán ở thôn Quan Đình, nhiều năm trước thuộc diện hộ nghèo của xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hoàn cảnh gia đình khó khăn chồng chất khó khăn khi cậu con trai lâm bệnh hiểm nghèo, toàn bộ thu nhập của gia đình bà đều phải dồn lại để chữa bệnh cho con. Biết được hoàn cảnh khó khăn, chính quyền địa phương đã giúp gia đình bà Toán vay vốn từ Ngân hàng chính sách để phát triển kinh tế.
Bà Trần Thị Toán chia sẻ nhờ có số tiền vay vốn 50 triệu đồng, gia đình bà đã đầu tư nuôi cá và trồng các cây ăn quả thành công. Từ đó vươn lên thoát nghèo.

Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội giúp gia đình bà Nguyễn Thị Lành

ở xã Bạch Đằng (huyện Kinh Môn, Hải Dương) vươn lên thoát nghèo.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, trong đó có hoạt động tuyên truyền, tạo sự chuyển biến nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt khoảng 51 triệu đồng/ năm, tăng hơn 30 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nông thôn mới giảm xuống dưới 1%. Đến cuối năm 2019, xã Đồng Lạc cùng 17 xã khác của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã được công nhận là xã nông thôn mới.
Ông Ngô Trí Hiếu, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cho biết: Để giảm tỉ lệ hộ nghèo, trong thời gian tiếp theo chúng tôi tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể rà soát đoàn viên, hội viên của hội mình. Tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay của ngân hàng chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ mới thoát nghèo để phát triển kinh tế gia đình.
 Cùng với Đồng Lạc, huyện Nam Sách thì xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc đã đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế của địa phương nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ đó phát triển kinh tế.
Những năm qua, xã Gia Xuyên đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Vốn là địa phương có truyền thống trồng rau màu vụ đông, sau khi áp dụng chính sách quy hoạch 2 vùng trồng rau an toàn để trồng bắp cải, xu hào cho giá trị kinh tế cao, người dân xã Gia Xuyên ai lấy đều vui mừng khi có thêm cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.
Ông Ngô Văn Quảng, người dân xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cho biết: Gia đình tôi tiêu thụ hàng nông sản cho bà con, một năm khoảng từ 150 tấn đến 2000 tấn. Hàng bà con trồng và tiêu thụ có lợi nhuận cao, sẽ nâng tầm đời sống bà con lên, tinh thần bà con tham gia sản xuất phấn khởi, hồ khởi hơn.
UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo các cấp, ngành địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới để người dân chủ động và tự giác tham gia. Các đơn vị chuyên môn của tỉnh phối hợp với các huyện, thị xã đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỉ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn.
Ông Nguyễn Duy Thăng, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho biết: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển kinh tế cho nhân dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo Nghị định 35 của Chính phủ. Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đến nay xã có hai doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và có hàng chục doanh nghiệp may công nghiệp, may gia công, các làng nghề, hàng trăm hộ kinh doanh buôn bán tạo điều kiện để nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Thực tế cho thấy, để giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, điều quan trọng là phải hiểu được nhu cầu của người dân đang cần nhất điều gì. Những điều kiện nào để giúp tạo bàn đạp cho cuộc sống của họ, giúp họ thoát khỏi nghèo đói. Trong thời gian tới, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến tầng lớp nhân dân, người nghèo nhằm góp phần thay đổi nhận thức trong công tác giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người dân, tiếp nhận có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững./.
Khánh Linh
TAG:
Tin khác
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An
Hiệu quả mô hình “Tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng” ở Đồng Nai
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm liên tiếp
Chương trình Đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý: 20 năm những bước chân chia sẻ
TP.HCM: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được nhận gộp lương 2 tháng trước Tết
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI