An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Tĩnh: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật
03:03 PM 28/02/2024
(LĐXH) - Tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật vươn lên ổn định cuộc sống.
Tặng quà cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh

Thống kê, toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có khoảng 89.047 người khuyết tật theo các dạng tật, chiếm 6,69% tổng số dân toàn tỉnh, trong đó số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là 29.243 người, bao gồm người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng; Số NKT đang hưởng trợ cấp người có công là 16.947 người; số người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí là 56.958 người (chiếm hơn 63,96% so với tổng số người khuyết tật). Đến nay đã có 35.631 người khuyết tật được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật, 100% số người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội và các chính sách khác liên quan.

 Công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, NKT là người cao tuổi được chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể các cấp quan tâm, thường xuyên được động viên, thăm hỏi, tặng quà. Đặc biệt năm 2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 về quy định đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội; đã tạo điều kiện cho người khuyết tật bị bệnh tâm thần có hành vi nguy hiểm tại cộng đồng, đủ điều kiện được đưa vào khẩn cấp để phục hồi chức năng, chăm sóc,  nuôi dưỡng tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục, lao động xã hội và người khuyết tật là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng có hoàn cảnh khó khăn được tiếp nhận vào chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội. Đến tháng 12/2022, số người khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội là 87 người, trong đó có 56 người bị bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí (42 người được nuôi dưỡng lâu dài, 14 người được bảo vệ khẩn cấp).

Thực hiện Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu chung là thúc đẩy thực hiện Luật Người khuyết tật và quyền của người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động của xã hội; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư quan tâm trợ giúp người khuyết tật; xây dựng môi trường không rào cản, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình. Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu có 3.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm; Hàng năm, khoảng 80% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; Tại tỉnh và 100% số huyện, thành phố, thị xã có tổ chức của người khuyết tật dưới hình thức tổ chức đa chức năng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối thực hiện Kế hoạch đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương liên quan triển khai Kế hoạch; nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về người khuyết tật; tham mưu chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật; tổ chức thực hiện việc dạy nghề, tạo việc làm, nhân rộng mô hình sinh kế, xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp cho người khuyết tật; mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật sống tự lập và nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật.

 Nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện các luật và các văn bản của bộ, ngành Trung ương liên quan đến người khuyết tật; tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo nhằm trợ giúp người khuyết tật. Rà soát, thống kê, đánh giá các cơ sở đào tạo nghề đối với người khuyết tật và nhu cầu học nghề của người khuyết tật. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề đối với người khuyết tật linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, hình thức đào tạo thông qua các cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp hoặc các tổ chức của người khuyết tật và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người khuyết tật hoặc của người khuyết tật. Giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030./.

  Minh Anh

 
TAG:
Tin khác
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'