Người có công
Trang chủ / Xã hội / Người có công
Hà Nội tuyên truyền vận động xã hội hóa tu sửa nâng cấp nhà ở người có công
02:56 PM 19/12/2023
(LĐXH)- Trong năm 2023, cùng với việc tuyên truyền thực hiện nghiêm túc các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thành phố Hà Nội còn tập trung tuyên truyền vận động xã hội hóa tu sửa, nâng cấp và xây mới nhà ở cho người có công.
Kết quả, toàn thành phố đã vận động được 191/143 nhà ở cho người có công với cách mạng, kinh phí trên 8,5 tỷ đồng, đạt 133,6 % kế hoạch (trong đó, 92 nhà xây mới, 99 nhà sửa chữa).
Hà Nội được biết đến là địa phương có số lượng người có công lớn nhất cả nước với khoảng 80 vạn người, chiếm gần 10% tổng số người có công của cả nước. Trong đó, có hơn 6,5 nghìn bà mẹ Việt Nam anh hùng (100% mẹ còn sống được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng); trên 80 nghìn liệt sĩ; 81.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với tổng số tiền chi trả trợ cấp lên đến hơn 1.700 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố còn có gần 700.000 là người hoạt động kháng chiến, cựu thanh niên xung phong...
Thời gian qua, thực hiện Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định của Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức tuyên truyền thực hiện nghiêm túc các chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hà Nội đối với người có công và thân nhân người có công.
Nhà ở người có công trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày một khang trang
Theo báo cáo từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, tính đến ngày 15/11/2023, toàn thành phố tiếp nhận và giải quyết 17.972 hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi đối với người có công với kinh phí 59,4 tỷ đồng.
Tổng kinh phí 11 tháng năm 2023 chi cho công tác ưu đãi người có công của thành phố là 2.053,8 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho trên 81.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.729 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần 217 tỷ đồng; chi
điều dưỡng người có công 66 tỷ đồng; điều chỉnh mức trợ cấp thờ cúng liệt sĩ đối với 29.870 trường hợp với kinh phí 41,8 tỷ đồng).
Từ đầu năm đến nay, Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã cung cấp thông tin đối với 386 trường hợp liệt sĩ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội các tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị quân đội để phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin; hỗ trợ các gia đình đi thăm viếng mộ liệt sĩ theo quy định. Sở cũng đã trình UBND Thành phố ban hành Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
Bên cạnh đó, phối hợp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các quận, huyện, thị xã rà soát thực hiện chế độ bảo hiểm y tế đối với 515 đối tượng là dân công hỏa tuyến, quân nhân dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Tiếp đến, thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2023, toàn thành phố Hà Nội đã vận động Quỹ được 36,164 tỷ đồng, đạt 157,7% kế hoạch. Từ nguồn Quỹ vận động được, thành phố đã ặng 2.250/1.254 sổ tiết kiệm tình nghĩa, với kinh phí trên 6,5 tỷ đồng, đạt 179,4% so với kế hoạch; tu sửa nâng cấp 74/53 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 132,9 tỷ đồng, đạt 139,6% so với kế hoạch.
Trong năm 2023, Hà Nội thực hiện chế độ điều dưỡng đối với 25.108 lượt người có công và thân nhân người có công với cách mạng năm 2023 (trong đó, điều dưỡng tập trung đối với 8.354 lượt người).
Cùng với việc tặng quà kịp thời, đầy đủ, chu đáo cho người có công và thân nhân người có công nhân ngày Tết và ngày Thương binh – Liệt sỹ, thành phố Hà Nội còn tặng 3.370 suất quà cho các đối tượng người có công nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9, với số tiền gần 5,3 tỷ đồng (nguồn vận động xã hội hóa là 759 suất, kinh phí trên 414 triệu đồng). Trong đó, quà của thành phố 2.584 suất, số tiền trên 4,8 tỷ đồng; quà cấp huyện 236 suất, số tiền trên 224 triệu đồng; quà cấp xã: 585 suất, số tiền gần 223 triệu đồng).
Có thể khẳng định, thông qua công tác tuyên truyền, các phong trào tình nghĩa, trách nhiệm, tình cảm của nhân dân thành phố Hà Nội đối với người có công ngày càng được thể hiện rõ ràng, cụ thể, góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Đồng thời, tạo thêm nguồn lực để chăm sóc, giúp đỡ các hộ người có công còn khó khăn trong cuộc sống.
Hiện tại, trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn hộ người có công thuộc diện hộ nghèo, các gia đình chính sách đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống
trung bình của dân cư nơi cư trú.
Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công và thân nhân của họ, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nỗi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Chủ động tham mưu kịp thời UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương phát động sâu rộng hơn nữa phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", toàn dân chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần người có công…

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương