An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Nội: Nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 440.000 đồng/người
02:50 PM 20/10/2021
Nhằm nâng cao đời sống cho đối tượng bảo trợ xã hội, thành phố Hà Nội đã bành Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của Thành phố.

Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, mức chuẩn trợ giúp xã hội của Thành phố là 440.000 đồng/tháng (theo Nghị định 20/2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội hiện nay là 360.000 đồng/người).

Nhóm đối tượng được bảo trợ xã hội theo Nghị quyết này gồm:

- Các đối tượng bảo trợ xã hội được quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP;

- Các đối tượng bảo trợ xã hội của Thành phố;

- Các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng theo chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo của Thành phố.

Chăm sóc đối tượng tại trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn

Cụ thể như:

Trẻ em, người từ đủ 16 đến dưới 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, học cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thuộc trường hợp:

Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

+ Có cha hoặc mẹ là người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và người còn lại thuộc trường hợp: Bị tuyên bố mất tích; đang chấp hành án phạt tù tại trạm giam,...

- Người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp nhận, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

+ Người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV/AIDS; từ đủ 16 tuổi trở lên đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội;

+ Trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp; trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gia đình; bị xâm hại tình dục, thân thể,...

Nghị quyết ngày được ban hành ngày 23.9.2021 và có hiệu lực từ 03.10.2021.

Theo báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP, căn cứ các quy định pháp luật, việc UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của TP Hà Nội là cần thiết và đúng thẩm quyền. Ban Văn hóa - Xã hội thống nhất với đề xuất của UBND TP, việc mở rộng đối tượng và tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội của TP thể hiện sự quan tâm, chăm lo của TP đối với các đối tượng khó khăn trên địa bản, đảm bảo chính sách an sinh xã hội và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của TP. Dự kiến, kinh phí để thực hiện chính sách là 1.563,308 tỷ đồng/năm (tăng 366,899 tỷ đồng/năm, so với hiện hành).

PV
TAG:
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công