Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Hà Nội: Gần 90% xã, phường, thị trấn đạt chỉ tiêu phù hợp với trẻ em
09:05 AM 18/04/2022
(LĐXH) - Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thực hiện hiệu quả các mô hình về bảo vệ chăm sóc trẻ em, từng bước xây dựng môi trường sống an toàn đẻ trẻ em được phát triển toàn diện được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm thông qua việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.
Tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn thành phố
Theo tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, thị xã, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1,93 triệu trẻ em, trong đó có 14.221 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 39.569 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (trẻ em sống trong gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội...), 1.038 trẻ em bị tai nạn thương tích. Trong năm, có 14.160 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp bằng nhiều hình thức khác nhau, đạt tỷ lệ 99,57%; có 520/579 (đạt 89,8%) xã, phường, thị trấn đạt chỉ tiêu xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em (trong khi cả nước hiện đang duy trì 55% xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em).
Trong năm 2021, Sở Lao động - TBXH đã chủ động tham mưu UBND Thành phố ban hành các quyết định, kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em Thành phố năm 2021; kịp thời phối hợp, chỉ đạo, triển khai việc ứng phó, giảm thiểu tác động đại dịch Covid-19 đến trẻ em. Tham mưu UBND Thành phố tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong hộ nghèo nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em và ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm 2021. Tổ chức tặng quà của UBND Thành phố cho 1.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi có cố gắng trong học tập, cuộc sống và trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhân dịp Tết Trung thu năm 2021. Quỹ Bảo trợ trẻ em vận động kinh phí 6,745 tỷ đồng; tổng kinh phí dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn trong năm 2021 là 7,64 tỷ đồng (bao gồm cả tiền mặt và hiện vật); đồng thơi đề nghị Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam  hỗ trợ cho 02 trẻ em mồ côi do cha/mẹ chết vì nhiễm Covid-19 có hoàn cảnh khó khăn.
Sở đã tiếp nhận 55 thông tin liên quan đến vi phạm quyền trẻ em. Qua xác minh của cơ sở, 02 thông tin không đúng như phản ánh; 02 thông tin Công an đang xác minh, giải quyết; 51 thông tin đúng (18 vụ bỏ rơi, 15 vụ bạo lực, 15 vụ xâm hại tình dục, 2 vụ bạo lực dẫn đến tử vong, 1 vụ trẻ có dấu hiệu bị bóc lột- cùng người lớn lang thang xin ăn). 100% trẻ em trong các vụ việc đều đã được can thiệp, tư vấn, trợ giúp theo quy định. Với vụ việc xâm hại tình dục trẻ em có tính chất nghiêm trọng, phức tạp tại quận Hà Đông, Sở đã kịp thời phối hợp một số sở, ngành Thành phố và chính quyền địa phương để bàn giải pháp can thiệp, trợ giúp  trẻ em. Đồng thời tham mưu UBND Thành phố có văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND quận Hà Đông tiếp tục có giải pháp can thiệp, trợ giúp trẻ em hiệu quả nhất.
Sở Lao động - TBXH và các địa phương cũng đã tăng cường truyền thông về thực hiện quyền trẻ em; về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, phòng ngừa tai nạn đuối nước trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em tại các hội nghị tập huấn; trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; đặc biệt tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong bối cảnh Covid-19.
Với phương châm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng cho việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhật quốc tế, trong năm 2022, Sở Lao động - TBXH thành phố tập trung thực hiện các giải pháp tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho mọi trẻ em để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức, mối quan hệ xã hội, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn quyền của trẻ em. Chủ động phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục; giảm thiểu tai nạn, thương tích và lao động trái quy định của pháp luật ở trẻ em. Tăng cường phối hợp liên ngành triển khai thực hiện hiệu quả pháp luật, chính sách và các chương trình, đề án, kế hoạch lĩnh vực trẻ em giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Lồng ghép, phân bổ nguồn lực thực hiện các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các Chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục đổi mới các hoạt động tuyên truyền đến gia đình, cộng đồng dân cư về các nội dung giáo dục kiến thức kỹ năng làm cha mẹ, kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em./.
Hồng Phượng
 
TAG:
Tin khác
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”
Quét mã QR trên Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia để ủng hộ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Nam Định: Đổi mới công tác bảo hiểm xã hội, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
Kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ở Long An