Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Hà Nội: Chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em thực hiện Đề án 06
02:38 PM 08/08/2022
LĐXH - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2328/UBND-KSTTHC về chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu trẻ em thực hiện Đề án của Chính phủ về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Công văn nêu rõ, để tiếp tục bổ sung mã định danh và cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu trẻ em phục vụ các mục tiêu của Đề án 06, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Ban Chỉ đạo Đề án 06 UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em (công dân dưới 16 tuổi) theo quy trình ban hành kèm theo Văn bản số 2513/LĐTBXH-TTTT, ngày 14-7-2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để cập nhật dữ liệu vào phần mềm quản lý thông tin. Đồng thời, huy động sự tham gia của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, cộng tác viên và các đoàn thể có liên quan phối hợp rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin đối với trẻ em bị thiếu hoặc sai thông tin cá nhân cơ bản.

Liên quan đến nhiệm vụ trên, Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã, công an các xã, phường, thị trấn tiếp nhận danh sách, thực hiện đối chiếu và xác thực thông tin, cung cấp mã định danh trẻ em theo quy định. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội bám sát các chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu trẻ em; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời tháo gỡ hoặc báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.

Ảnh minh hoạ

Trước đó, thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06); Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Công an triển khai kết nối Cơ sở dữ liệu trẻ em với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đến nay đã bổ sung mã định danh cho gần 13 triệu bản ghi trên tổng số 22 triệu bản ghi được quản lý trong cơ sở dữ liệu trẻ em, làm giàu gần 4 triệu dữ liệu trẻ em đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngày 22/3/2022 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn số 851/LĐTBXH-TTTT gửi Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp triển khai Đề án 06. Để tiếp tục bổ sung mã định danh và cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu trẻ em phục vụ các mục tiêu của Đề án 06, trên cơ sở thống nhất với Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng quy trình chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em.

 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Tổ công tác triển khai Đề án 06 các cấp, đặc biệt là Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã, phường thực hiện chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu để cập nhật dữ liệu trẻ em vào phần mềm quản lý thông tin trẻ em tại cơ sở theo quy trình sau:

Bước 1: Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường chỉ đạo cán bộ chuyên trách về Lao động - Thương binh và Xã hội xã/phường tiến hành rà soát dữ liệu và kết xuất ra danh sách trẻ em trên phần mềm quản lý thông tin trẻ em với các trường hợp sau:

- Trẻ em không có số Căn cước công dân (CCCD), Chứng minh nhân dân (CMND);

- Định dạng số CCCD/CMND của trẻ em bị sai;

- Trẻ em bị thiếu hoặc sai thông tin cá nhân cơ bản: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, cha/mẹ/người giám hộ.

Bước 2: Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường giao cán bộ chuyên trách về Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, cộng tác viên và cơ quan đoàn thể có liên quan thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin đối với trẻ em bị thiếu hoặc sai thông tin cá nhân cơ bản tại các hộ gia đình. Trong quá trình rà soát, nếu có trẻ em mới sinh chưa được quản lý trên phềm mềm, cần bổ sung vào danh sách.

Danh sách trẻ em sau khi đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh được chuyển cho Công an xã/phường để xác thực và cung cấp mã định danh.

Bước 3: Công an xã/phường tiếp nhận danh sách, thực hiện đối chiếu, xác thực thông tin và cung cấp mã định danh trẻ em, ký và bàn giao danh sách cho cán bộ chuyên trách về Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý.

Bước 4: Cán bộ chuyên trách về Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cập nhật thông tin trẻ em đã được chuẩn hóa và làm sạch vào phần mềm theo Hướng dẫn sử dụng phần mềm./.

Trần Huyền

TAG:
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo