An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Giang: Triển khai hỗ trợ hộ nghèo các chính sách về việc làm, y tế, giáo dục đào tạo
03:33 PM 26/06/2023
(LĐXH) - Tỉnh Hà Giang đang tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hộ nghèo về việc làm, y tế, giáo dục đào tạo và nước sạch vệ sinh môi trường, qua đó giúp đối tượng ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Tỉnh Hà Giang tập trung hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
Thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về kết nối thị trường, kết nối cung cầu lao động, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách về về việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động trong thích ứng an toàn với dịch Covid-19; Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Trong năm 2 năm (2021-2022), tỉnh đã tổ chức 375 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp cho 26.881 người, trong đó giới thiệu việc làm thành công 3.003 người; Tiếp nhận 3.968 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 3.839 người.
Thực hiện hỗ trợ người lao động Hà Giang đi làm việc ở nước ngoài và làm việc ngoài tỉnh (năm 2021 – 2022) theo Nghị quyết số 27/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh với kinh phí 2.008 triệu đồng (gồm: Hỗ trợ cho 1.263 lao động đi làm việc ngoài tỉnh với 1.894 triệu đồng; Hỗ trợ 22 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 60 triệu đồng; Hỗ trợ cho tổ chức tư vấn, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh với số tiền 53 triệu đồng). Năm 2021-2022, tỉnh giải quyết việc làm cho 54.138  lao động, trong đó: làm việc tại địa phương là 16.511 người; đi làm việc ngoài tỉnh 37.343 và xuất khẩu lao động là 284 người.
Thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, để tiếp tục hỗ trợ người dân trên địa bàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 49/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020, quy định mức hỗ trợ đóng BHYT đối với một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Kết quả năm 2021-2022, bình quân hàng năm duy trì và cấp mới thẻ bảo hiểm y tế cho 759.011 đối tượng (gồm 108.493 đối tượng Trẻ em dưới 6 tuổi, 280.464 đối tượng Người thuộc hộ nghèo, 193.684 đối tượng Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 6.072 đối tượng Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 22.522 đối tượng cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến; 371 đối tượng người cao tuổi hưởng tử tuất; 17.853 đối tượng bảo trợ xã hội; 2.260 đối tượng NCC; 262 đối tượng thân nhân NCC; hỗ trợ 16.712 đối tượng hộ cận nghèo, 67.104 đối tượng hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình; 43.744 đối tượng học sinh, sinh viên). Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 97,25%. Số lần khám chữa bệnh đạt 788.414  lượt người. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo hỗ trợ bệnh nhân nghèo tiền ăn và tiền đi đường khi đến điều trị nội trú tại tuyến huyện trở lên cho trên 39.698 lượt bệnh nhân với kinh phí 12.350 triệu đồng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em qua thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên cho 24.372 trẻ em từ 0 đến dưới 3 tuổi con hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Trong công tác giáo dục, tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP bình quân cho 287.201 lượt học sinh; Hỗ trợ tiền ăn trưa cho 44.254 trẻ mẫu giáo theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP; Trợ cấp tiền ăn, tiền trọ cho 63.311 học sinh bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP và  hỗ trợ gạo cho 63.861 học sinh. Hỗ trợ 38.180 lượt học sinh bán trú hưởng theo Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Chú trọng củng cố, phát triển hệ thống trường PTDT nội trú, PTDT bán trú nhằm nâng cao tỷ lệ huy động học sinh tới lớp, duy trì sĩ số và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh có 13 trường PTDT nội trú, 185 trường PTDT bán trú, 93 trường phổ thông có học sinh bán trú. Tổng số học sinh nội trú cấp THCS và THPT là 4.849 học sinh; số trẻ, học sinh bán trú được hưởng chế độ chính sách là 85.677 học sinh, do cha mẹ đóng góp là 20.272 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99,05% dân số trong độ tuổi.
Đối với công tác giáo dục nghề nghiệp (năm 2021-2022): Tổ chức đào tạo 15.390 người, trong đó: cao đẳng nghề 305 người  hệ trung cấp: 1.794 người, hệ sơ cấp và dưới 3 tháng 10.832 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 đạt 56,6%.
Về chính sách hỗ trợ nhà ở, tỉnh tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ nhà ở từ nguồn xã hội hóa theo Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 25/7/2019 của Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ kinh phí xã hội hóa (hỗ trợ bình quân 60 triệu đồng/hộ). Năm 2021 và 2022, tỉnh đã triển khai hỗ trợ 3.113 nhà với kinh phí 186,78 tỷ đồng (lũy kế từ tháng 7/2019 đến hết tháng 12/2022 toàn tỉnh đã triển khai hỗ trợ được 6.710 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ trên 398 tỷ đồng và trên 343 ngàn ngày công hỗ trợ).
Song song với đó, tỉnh cũng triển khai hỗ trợ sinh hoạt và vệ sinh cho hộ nghèo. Chương trình nông thôn mới đã vận động và hỗ trợ các hộ xây dựng 3.112 công trình nhà tắm, 3.460 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh; cứng hóa, di dời 1.428 chuồng trại; xây dựng 1.654 bể trữ nước sinh hoạt để đạt chuẩn nông thôn mới.
Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tiếp tục duy trì các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội như phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, chính sách tín dụng ưu đãi, chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và hộ chính sách, chính sách đối với đối tượng Bảo trợ xã hội, nguời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Xây dựng, phát sóng hàng tuần các chương trình bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc thiểu số (Tày, Mông, Dao). Tăng cường công tác truyền thông số trên các hệ thống thông tin dùng chung toàn tỉnh gồm: Thư điện tử công vụ; Quản lý văn bản và điều hành công việc; Trang/Cổng thông tin điện tử; dịch vụ công trực tuyến; truyền thanh internet; cụm thông tin cơ sở, fanpage trên facebook, zalo; treo băng zôn khẩu hiệu, làm các cụm pa nô, áp phích cổ động; triển lãm ảnh với nhiều chủ đề, viết tin bài, tuyên truyền miệng, cổ động tại các điểm chợ và khu đông dân cư và trên phương tiện thông tin đại chúng… nội dung tuyên truyền phong phú về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội. Thực hiện kiểm tra rà soát khắc phục bảo dưỡng duy trì hệ thống Đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông.
Hàng năm cấp phát 522.192 tờ Báo Hà Giang và Báo Dân tộc phát triển cho 1.978 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; 516.675 tờ ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS, vùng ĐBKK nhằm cung cấp thông tin, phục vụ công tác tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho vùng đồng bào DTTS./.
Hồng Phượng
 
TAG: Hộ nghèo. Nhà ở
Tin khác
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025