An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Hà Giang đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
10:11 AM 18/04/2023
(LĐXH)- Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng về công tác giảm nghèo bền vững.
Ông Sùng Đại Hùng, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang, trao đổi: Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung chương trình giảm nghèo bền vững đến cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thông qua các hội nghị tập huấn chuyên ngành, công tác trợ giúp pháp lý, công tác tuyên giáo, xuất bản tài liệu, tờ rơi… Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo được tổ chức thực hiện sâu rộng và đồng bộ từ các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể đến các tầng lớp nhân dân.
Hình thức tuyên truyền thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững được Hà Giang thực hiện đa dạng, phong phú
Hình thức tuyên truyền ở Hà Giang được tổ chức thực hiện phong phú, huy động được sự tham gia của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng; nhờ đó mà đã có tác động tích cực đến việc chuyển biến nhận thức và hành động của mỗi tập thể và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Hàng tuần các buổi phát thanh truyền hình tỉnh và số báo Hà Giang đều có các tin bài về chủ trương của Đảng và Nhà nước về các chính sách giảm nghèo. Đặc biệt là chương trình phát thanh tại các chợ phiên vùng cao bằng tiếng phổ thông cũng như tiếng dân tộc thiểu số thu hút được rất nhiều đồng bào quan tâm.
Đặc biệt, để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo hằng năm theo Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh đã đề ra, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 27/4/2022 về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025; giao các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, triển khai, phổ biến nội dung Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị quyết. Qua đó, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin (thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025), năm 2022, tỉnh Hà Giang được phân bổkinh phí là 4.073 triệu đồng (ngân sách Trung ương 3.954 triệu đồng, ngân sách địa phương 119 triệu đồng). Tỉnh đã phân bổ cho Sở Thông tin và Truyền thông 1.082 triệu đồng; phân bổ cho 11 huyện, thành phố: 2.991 triệu đồng. Đến nay, đã ầu tư mua sắm đài truyền thanh internet tại 10 xã với 96 cụm loa truyền thanh, đầu tư 05 điểm cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các xã; tổ chức 1 lớp nâng cao năng lực cho 200 cán bộ thông tin và truyền thông ở cơ sở. Giải ngân 3.962 triệu đồng, đạt 97,27% kế hoạch vốn.
Năm 2023, tổng kinh phí là 25.066 triệu đồng (ngân sách Trung ương). Tỉnh đã phân bổ cho Sở Thông tin và Truyền thông 7.520 triệu đồng; phân bổ cho 11 huyện, thành phố: 17.546 triệu đồng. Dự kiến toàn tỉnh sẽ đầu tư truyền thanh internet tại 62 xã trên địa bàn tỉnh, trong đó 42 xã đầu tư mới, 20 xã nâng cấp. Hiện tại, các huyện đang làm thủ tục phê duyệt và tổ chức bàn giao, lắp đặt theo quy định hiện hành. Ưu tiên các xã nằm trong kế hoạch nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025…
Ngoài ra, thực hiện phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau trên địa bàn tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hà Giang còn tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình; tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hà Giang.

Chí Tâm

TAG:
Tin khác
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
Thành đoàn Hải Phòng với các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa
Về nơi khởi nguồn Ngày Thương binh – Liệt sĩ
Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng: Triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”
Xã Nam Thanh (Nam Trực): Quan tâm chăm lo cho người có công
Tri ân người có công ở Mộc Châu