Giới thiệu hình thức đào tạo trực tuyến trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
(LĐXH)- Sáng 15/8 tại Hà Nội, Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức lao động – xã hội (Trường ĐTBD CBCC) tổ chức Hội thảo giới thiệu Bài giảng điện tử và triển khai hình thức đào tạo trực tuyến.
Phát biểu tại đây, TS. Bùi Tôn Hiến – Hiệu trưởng Trường ĐTBD CBCC cho biết, hình thức đào tạo trực tuyến đã trở nên phổ biến ở nước ta, thích hợp với nhiều mảng đào tạo khác nhau, phù hợp với các đối tượng học viên.TS. Bùi Tôn Hiến - Hiệu trưởng trường ĐTBD CBCC giới thiệu về bài giảng điện tử
Hình thức này tạo nên xã hội học tập, phổ biến kiến thức, thông tin, tri thức, đồng thời giảm chi phí, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được. Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng đang tiến hành đổi mới, trong đó tập trung tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả giảng dạy, tổ chức thiết kế chương trình đào tạo khoa học, tiên tiến, không cần quá nhiều giáo viên cơ hữu.
Do đó, các trường cần có phương thức đào tạo để thích nghi với sự phát triển, trong đó xu hướng mới là đào tạo từ xa.
Đối với ngành LĐTB&XH, TS. Bùi Tôn Hiến cho rằng, việc mở rộng các chương trình đào tạo, huấn luyện cán bộ theo hình thức trực tuyến là rất quan trọng. Khi được mở rộng khắp 63 tỉnh thành sẽ thì khoảng 70.000 – 80.000 đối tượng khác nhau, công tác trong 11 lĩnh vực của ngành sẽ được tiếp cận hình thức này. Đào tạo trực tuyến sẽ đạt được mục tiêu phổ cập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, đạt hiệu quả bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống.TS. Nguyễn Thanh Hùng -Phó viện trưởng Viện CNTT&TT - ĐH Bách khoa Hà Nội giới thiệu phần mềm đào tạo trực tuyến
Được biết, thời gian qua lãnh đạo Bộ LĐTB&XH đã quan tâm đầu tư cho Trường ĐTBD CBCC xây dựng phần mềm đào tạo trực tuyến và đã thử nghiệm đầu tư 12 bài giảng điện tử. Một số đơn vị trong Bộ như Cục Trẻ em, Cục Việc làm… đang tiến hành xây dựng những bài giảng điện tử.
Ban Tổ chức Hội thảo cho biết, mục đích của Hội thảo nhằm giới thiệu phần mềm, cũng như tham vấn ý kiến từ phía các chuyên gia trong việc xác định các chương trình đào tạo, quy mô đào tạo trực tuyến cũng như khung pháp lý để triển khai mô hình này trong ngành LĐTB&XH.
TS. Nguyễn Thị Vân – Phó hiệu trưởng Trường ĐTBD CBCC thông tin: Chương trình được lựa chọn đào tạo trực tuyến bao gồm chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ xã hội cho công chức văn hóa – xã hội phường, thị trấn; chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng ngành LĐTB&XH (160 tiết, 10 chuyên đề)./.
Dương Thìn
TAG: