Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Giao lưu cộng đồng Offb – Gspeed “Làm chủ tốc độ giới hạn”
11:51 PM 08/10/2023
(LĐXH)-Ngày 7/10/2023, Icar Việt Nam đã phối hợp với nhóm cộng đồng xe ô tô và giao thông (Offb), Công ty TNHH The Farm tổ chức sự kiện Giao lưu cộng đồng Offb – Gspeed “Làm chủ tốc độ giới hạn!”.
Sự kiện nhằm chia sẻ kiến thức, cập nhật những thông tin mới nhất về quy định pháp luật cũng như vai trò quan trọng của tốc độ giới hạn khi tham gia giao thông; cách nhận diện, xử lý tình huống khẩn cấp khi tham gia giao thông có liên quan đến kiểm soát, làm chủ tốc độ. Thông qua sự kiện, tăng giao lưu, thiết lập sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng lái xe, cộng đồng Offb, cộng đồng Gspeed Icar…, qua đó góp một phần công sức tuyên truyền, lan tỏa, giúp giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông do không làm chủ tốc độ, là vấn đề giao thông vẫn luôn nhức nhối trên các cung đường Việt Nam hiện nay.
Tại sự kiện, các khách mời vô cùng hào hứng khi được nghe các diễn giả, chuyên gia là những “tay lái” có tiếng trong cộng đồng xe như anh Nguyễn Quốc Bình, admin cộng đồng MXH OFFB; anh Lê Mạnh Linh, admin kênh Mê Xe; TGĐ ICAR Trần Quốc Thắng, anh Trịnh Lê Hùng, admin trang Autodaily… chia sẻ kinh nghiệm về việc làm chủ tốc độ giới hạn khi lưu thông trên các cung đường của bản thân.
Theo anh Nguyễn Quốc Bình, trong một cuộc hành trình, điều quan trọng nhất là chúng ta đi được về đến đích an toàn. Việc kiểm soát tốc độ giới hạn khi lưu thông trên các tuyến đường xuyên Việt rất khó, khi phải theo dõi sát sao các biển cảnh báo tốc độ, ảnh hưởng đến việc tập trung lái xe, không biết khi nào biển cảnh báo xuất hiện, cũng như không thể nhớ hết được bảng, biển báo. Nhiều xe, phương tiện khác di chuyển trên đường cũng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, quan sát các biển cảnh báo tốc độ của tài xế.
Ông Trần Quốc Thắng cho biết Gspeed nổi bật với 2 tính năng “Cảnh báo tốc độ giới hạn theo thời gian thực”, “Cảnh báo tốc độ giới hạn phía trước bằng hình ảnh và giọng nói”, thông qua sự kết hợp hoàn hảo với Google Maps
Để làm chủ tốc độ giới hạn, theo anh Bình, cách đơn giản nhất là duy trì tốc độ vừa phải ở mức 80kmh để có thể vừa giúp tiết kiệm xăng, vừa chủ động linh hoạt và đảm bảo an toàn. Đặc biệt, rất cần các thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc kiểm soát tốc độ khi di chuyển trên những cung đường dài mà người lái xe lần đầu đi qua hoặc rất lâu mới quay trở lại khám phá.
Lê Mạnh Linh, một reviewer trẻ tuổi của kênh Mê Xe chia sẻ, đã có kinh nghiệm “thấm thía” từ chính bản thân trong việc làm chủ tốc độ giới hạn. Sau lần vi phạm và bị xử phạt vì vi phạm tốc độ, anh Linh bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc nhận diện và xử lý tốc độ khi di chuyển trên các cung đường, đặc biệt là các giải pháp công nghệ.
Anh Trịnh Lê Hùng, admin Autodaily, là người nhiều lần đi ô tô xuyên Việt, chia sẻ kinh nghiệm làm chủ tốc độ giới hạn của bản thân, cho hay, từ năm 2019 trở lại đây, anh Hùng bắt đầu tiếp cận các công nghệ cảnh báo tốc độ và thực sự ấn tượng. Hiện anh sử dụng các công nghệ cảnh báo tốc độ như của GSpeed, Vietmap… cho xe của mình và an tâm khi di chuyển trên các cung đường khó nhận diện cảnh báo tốc độ.
Có thể thấy, trên các cung đường Việt Nam, còn tồn tại nhiều bất cập trong việc cảnh báo tốc độ như tại một số tuyến đường cao tốc có rất nhiều loại biển báo, kích thước to nhỏ, cao thấp khác nhau, không theo bất kỳ quy chuẩn nào, khoảng cách cắm biển cảnh báo tốc độ cho phép cũng chưa phù hợp để lái xe kịp điều chỉnh tốc độ theo quy định. Các biển báo cắm khuất tầm nhìn, biển báo chữ quá nhỏ, gây khó hiểu, san sát nhau, cái nọ che cái kia, bị cột điện, cây cối che khuất tầm nhìn…
Trước thực trạng bất cập trong việc nhận diện biển cảnh báo tốc độ, chương trình đã giới thiệu đến các khách mời một giải pháp công nghệ hiệu quả trong việc xử lý, làm chủ tốc độ giới hạn đó là công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed. Đây là phần mềm cảnh báo tốc độ giới hạn của Icar Việt Nam, giúp cộng đồng lái xe làm chủ tốc độ giới hạn.
Chia sẻ về Gspeed, TGĐ ICAR Trần Quốc Thắng cho biết việc phát triển công nghệ cảnh báo tốc độ giới hạn GSpeed nằm trong tâm niệm của của ICAR về một cộng đồng lái xe ở Việt Nam không vướng các vi phạm về tốc độ giới hạn. Gspeed, nổi bật với 2 tính năng “Cảnh báo tốc độ giới hạn theo thời gian thực”, “Cảnh báo tốc độ giới hạn phía trước bằng hình ảnh và giọng nói”, thông qua sự kết hợp hoàn hảo với Google Maps và nhiều ứng dụng khác trên màn hình Android, Android box ở Việt Nam, giúp hỗ trợ tài xế lái xe đúng tốc độ hơn.
Để hoàn thiện và cập nhật độ chính xác trong cảnh báo của Gspeed, Icar Việt Nam đã phát triển tính năng đóng góp bởi người dùng; nỗ lực xây dựng và ghi nhận đóng góp từ người dùng.
Việc đóng góp của người dùng được ghi nhận thông qua hệ thống bằng việc tính điểm trong tài khoản ICAR. Với mỗi đóng góp được phê duyệt, người dùng sẽ được cộng điểm trong tài khoản của ICAR và có thể sử dụng điểm thưởng này để đổi các Lisence phần mềm (bao gồm cả GSpeed) hoặc sản phẩm trong hệ sinh thái của ICAR.
“Đến thời điểm hiện tại, GSpeed đã hoạt động ổn định, data tốc độ đầy đủ, phủ kín hầu hết các con đường ở Việt Nam. Từ sự đóng góp, cập nhật của cộng đồng, theo thời gian Gspeed sẽ có sự chính xác gần như tuyệt đối” – đại diện Icar Việt Nam chia sẻ.
Cũng tại sự kiện, Icar Việt Nam đã trao các phần quà để vinh danh những người sử dụng app GSPEED có đóng góp tích cực nhất bổ sung cho các địa điểm và lộ trình giao thông, giúp người sử dụng ngày càng có được các bản cập nhật chi tiết và chính xác hơn./.

NM
TAG: Icar Việt Nam app Gspeed
Tin khác
Những mẫu xe sang ra mắt thị trường Việt trong năm 2025
Tranh cãi quanh giá thuê vỉa hè Hà Nội
SIGNIFY nhận giải thưởng hiệu suất năng lượng cao nhất từ Bộ Công Thương năm thứ 3 liên tiếp
Hành trình 2024: TCP Việt Nam và dấu ấn vì cộng đồng
Đề xuất 'siết' quản lý người nổi tiếng livestream bán hàng
TikTok khôi phục hoạt động ở Mỹ
Cơ quan Văn phòng 2 Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Chào Xuân Ất Tỵ 2025 với niềm tin và hy vọng vào vận hội mới
Công ty của 'Giám đốc Hieuthuhai' bị cấm quảng cáo kem Merino
Những mẫu xe ‘tân binh’ đắt khách nhất thị trường Việt trong năm 2024