Giảm tối đa nguy cơ bất bình đẳng về giới và bạo lực gia đình ở Kiên Giang
(LĐXH) Vấn đề Bình đẳng giới nói chung và bạo lực trên cơ sở giới nói riêng ở Kiên Giang trong những năm gần đây có chuyển biến tích cực, tuy nhiên để giảm thiểu những hành vi bạo lực cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là ý thức của chính người dân…
Tiếp đó, nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế cũng như chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, nhiều địa phương chưa bố trí được kinh phí cho lĩnh vực này. Cán bộ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình ở cấp xã chưa có chuyên trách mà do cán bộ văn hóa - xã hội kiêm nhiệm và luận chuyển thường xuyên, dẫn đến nghiệp vụ hạn chế, đặc biệt là ở cấp cơ sở nhiều khi không đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trong tình mới. Công tác tuyên truyền, phổ biế pháp luật ở một số địa phương chưa thực sự được quan tâm, chủ yếu vẫn mang tính lồng ghép, chưa tạo ra sự bình đẳng tuyệt đối trên tất cả các lĩnh vực, vẫn còn khoảng cách giữa những quy định, điều khoản và thực thi làm hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu. Việc kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình gặp nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tính chính xác do có sự e dè từ phía người bị hại. Một số dữ liệu quan trọng về BĐG trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, gia đình chưa được cập nhật thường xuyên…
Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác BĐG nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng, trong thời gian tới, Kiên Giang đã có nhiều kế hoạch cũng như giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục chú trọng lồng ghép giới vào kế hoạch chuyên môn cũng như phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương theo các chỉ tiêu. Chủ động ban hành các chính sách ưu tiên khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế gia đình, hàng năm bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động về bình đẳng giới cho các cấp. Triển khai các hoạt động nâng cao nhật thức cho cán bộ làm công tác BĐG cũng như người dân, đặc biệt là phụ nữ ở khu vực vùng sâu vùng xa vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất bình đẳng về giới cũng như bạo lực gia đình …
Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thiết thực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, từng nhóm đối tượng để tạo sự chuyển biến sâu sắc nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở ban ngành, hướng tới mục tiêu chung đảm bảo việc tiếp cận và bình đẳng giữa nam và nữ trong các mục tiêu về BĐG nói chung và trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới./.
NHB
TAG: