An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Xuân Quý: Luôn yêu thương giúp đỡ đối tượng như người thân
03:17 PM 22/08/2020
(LĐXH) - Ba cơ sở thuộc nằm cách xa nhau lại đang nuôi dưỡng số lượng đối tượng đông, chủ yếu là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em mồ côi có tâm sinh lý diễn biến phức tạp, nhạy cảm nhưng thời gian qua, Trung tâm Bảo trợ xã hội (Trung tâm) tỉnh Đắk Lắk luôn hoàn thành nhiệm vụ. Để bạn đọc hiểu hơn về những thành tích đạt được của Trung tâm, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Xuân Quý.
Ông Nguyễn Xuấn Quý, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ X4 hội tỉnh Đắk Lắk

PV: Đạt được kết quả đáng mừng trên chắc toàn thể lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên và người lao động của Trung tâm thời gian qua đã phải rất cố gắng. Vậy ông có thể chia sẻ, về những thuận lợi và khó khăn trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng tai Trung tâm?

Ông Nguyễn Xuân Quý: Về những khó khăn của Trung tâm. Thứ nhất, hiện Trung được giao quản lý nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi, nhiều hoàn cảnh (Tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm là 464 người). Có nhiều nhóm đối tượng: Người cao tuổi suy giảm trí nhớ trí, tâm trí không ổn định, câm điếc, liệt toàn thân, bại não, khuyết tật đặc biệt nặng... Đa số người cao tuổi và người khuyết tật đặc biệt nặng, sức khỏe ngày càng suy yếu… Phần lớn các cháu là trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đang trong thời kỳ có tâm sinh lý diễn biến phức tạp, nhạy cảm, khó nắm bắt được tâm lý các cháu. Đối tượng lang thang, cơ nhỡ còn nhiều trường hợp có chung hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh lý.  Thứ hai, Trung tâm sau khi hợp nhất có 03 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng nằm cách xa nhau. Theo đó, gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, sắp xếp vị trí việc làm.

Nhưng bù lại thời gian qua Trung tâm luôn được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk; Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành và tổ chức đoàn thể, sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm từ thiện. Tập thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm luôn đoàn kết và có ý thức, trách nhiệm cao, năng nổ với tinh thần tự giác, luôn yêu thương giúp đỡ đối tượng như người thân. Bên cạnh đó, tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên Trung tâm luôn năng động, sáng tạo phối hợp tốt cùng chính quyền lãnh đạo đoàn viên thực hiện tốt các phong trào thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

 Cán bộ và nhân viên Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Đắk Lắk luôn yêu quý và giúp đỡ các đối tượng như người thân

PV: Vậy ông có thể “bật mí” để hoàn thành tốt công tác nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng thời gian qua Trung tâm đã có những hoạt động cụ thể nào?

Ông Nguyễn Xuân Quý: Trung tâm đặc biệt chú trọng đến công tác dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho đối tượng. Chế độ và khẩu phần ăn thực thực hiện đúng, đủ; thực đơn thường xuyên được thay đổi, đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu, ngon miệng phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đặc biệt, Trung tâm luôn quan tâm công tác lưu mẫu, được thực hiện đúng quy trình; kiểm tra chặt chẽ các loại thực phẩm từ thiện, nếu đảm bảo chất lượng mới cho các đối tượng sử dụng. Về công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng: Việc khám cấp phát thuốc luôn kịp thời, đầy đủ, có sổ theo dõi, điều trị bệnh hằng ngày, tổng hợp báo cáo đầy đủ. Các đối tượng nằm liệt, không tự phục vụ được cán bộ nhân viên chăm sóc tận tình chu đáo, thường xuyên tắm rửa thay quần áo 02 lần/ngày và tắm nắng hằng ngày.

Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ em mồ côi tham gia nhiều hoạt động vui chơi

Trung tâm đã xây dựng vườn rau 2000m2 cho đối tượng lao động trị liệu; Tổ chức cho các đối tượng thể dục đi bộ với quãng đường khoảng 3km/đối tượng/ngày. Cho đối tượng tập các bài thể dục và sinh hoạt chơi các trò chơi thể dục, thể thao theo từng nhóm đối tượng. Tổ chức phục hồi chức năng bằng phương pháp lao động trị liệu, nhận định các nhóm đối tượng tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe để có phương pháp phục hồi chức năng lao động trị liệu có hiệu quả. Bên cạnh đó, hằng ngày Trung tâm còn tổ chức hướng dẫn cho các đối tượng làm vệ sinh phòng ở, quét rác, nhổ cỏ trong khuôn viên. Triển khai hướng dẫn cho đối tượng chà quần áo sau mới giặt; ngủ phải mắc mùng, đánh răng buổi sáng được duy trì hiệu quả cao. Những đối tượng bệnh nặng được chuyển viện điều trị không có trường hợp đáng tiếc nào xảy ra.

 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk

PV: Về công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần và rối nhiễu tâm trí thời gian qua Trung tâm có gặp nhiều khó khăn?

 

Ông Nguyễn Xuân Quý: Để công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần và rối nhiễu tâm trí được tốt hơn, toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm đã nhận thức, đây là công tác trọng tâm hằng đầu. Các ca trực thường xuyên kiểm tra, giám sát và phân công công việc hợp lý. Tăng cường trực vào ban đêm đề phòng đối tượng bỏ trốn, giao ca trực nghiêm túc và trách nhiệm. Đối tượng được chăm sóc chu đáo và tận tâm, phòng ở và các khu nhà ở của đối tượng sạch sẽ. Mọi chế độ, nhu cầu và quyền lợi của đối tượng được đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, một số đối tượng thường xuyên lên cơn kích động ảnh hưởng đến công tác quản lý, chăm sóc và phục hồi chức năng được Trung tâm chuyển vào khu chăm sóc đặc biệt. Một số đối tượng yếu, nhận thức kém, khi tổ chức hoạt động cho đối tượng này cần nhiều nhân viên hướng dẫn và quản lý.

Các cụ già neo đơn tại Trung tâm BTXH tỉnh Đắk Lắk tập thể dục dưỡng sức tại Trung tâm

Ngoài ra, trong bối cảnh 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Để hòa thành tốt nhiệm vụ dược giao, Ban Lãnh đạo Trung tâm đã đưa ra những chỉ đạo kịp thời, vừa chăm lo tốt sức khoẻ đời sống cho đối tượng nhất là đối tượng người cao tuồi, khuyết tật, người tâm thần và rối nhiễu tâm trí và vừa phải đẩy mạnh công tác phòng chống dịch Covid-19.

Cảm ơn ông!

Trương Đăng ghi

 

TAG:
Tin khác
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội triển khai cho vay các đối tượng đặc thù từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương