Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Định hướng công tác đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La
11:32 AM 29/10/2024
(LĐXH)- Nhờ thực hiện hiệu quả Tiểu dự án Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hàng nghìn lao động ở vùng này của tỉnh Sơn La đã được đào tạo nghề và có việc làm ổn định.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (thuộc Dự án Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Tiểu dự án 1, Dự án 4), tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết để triển khai thực hiện.
Trong đó, HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết: số 230/NQ-HĐND ngày 04/10/2023 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4;  số 245/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4; số 235/NQ-HĐND ngày 04/10/2023 về phê duyệt danh sách bản có đông đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù được đầu tư, hỗ trợ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thực hiện Nghị quyết của HDNĐ tỉnh, UBND tỉnh quyết định phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách theo quy định. Đồng thời, giao các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát, lựa chọn xác định nội dung đào tạo, cho các đối tượng, theo nhu cầu ngành nghề đào tạo, tại địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức triển khai thực hiện
Rất nhiều lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Sơn La đã có việc làm ổn định sau khi được đào tạo nghề
Kết quả, tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2024, Sơn La đã giải ngân là hơn 57,3 tỷ đồng để thực hiện Tiểu dự án này, tỷ lệ giải ngân đạt 42,72%. Cụ thể gồm: cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số với kinh phí phân bổ hơn 4 tỷ đồng, tổng số tiền đã giải ngân trên 1,6 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 43,85%. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động được phân bổ gần 76 tỷ đồng, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 4.866 lao động với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 13,3 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân 18,45%.
Tỉnh cũng đã phân bổ cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ 8,2 tỷ đồng, Trường Cao đẳng Sơn La trên 36,7 tỷ đồng và Trường Cao đẳng Y tế Sơn La hơn 9,3 tỷ đồng để hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học.
Ông Phạm Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Sơn La trao đổi: Thời gian qua, công tác giáo dục nghề nghiệp ở Sơn La được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch lĩnh vực được giao, trong đó có Tiểu dự án 1, Dự án 4, qua đó đã góp phần không nhỏ vào kết quả giảm nghèo chung của tỉnh.
“Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề cho lao động của cấp huyện do thiếu giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ công tác thực hành. Một số xã có địa hình phức tạp, kết cấu hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc chưa hoàn thiện, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí ở các xã vùng sâu, vùng xa còn thấp, không đồng đều giữa các vùng. Kinh phí hỗ trợ cho lao động tham gia học nghề còn thấp, việc làm cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau học nghề chưa thật sự bền vững” - Phó Giám đốc Phạm Quang Phương cho biết.
Định hướng về việc thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 4 trong thời gian tới, Phó Giám đốc Phạm Quang Phương thông tin: Tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Tiểu dự án này. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là huyện nghèo, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; ưu tiên hỗ trợ, hướng dẫn những hộ đăng ký thoát nghèo phát triển sản xuất, có việc làm bền vững, thu nhập ổn định. Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tạo sinh kế, việc làm bền vững cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chí Tâm

TAG: vùng đồng bào
Tin khác
Huyện Ngọc Hiển: Tạo sinh kế bền vững cho lao động vùng nghèo, vùng khó khăn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ kỷ niệm 20 năm thành lập
Trường Đại học LĐ-XH CSII tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi thư chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Hành trình 3 thập kỷ: Trường Phổ thông Dân lập Hermann Gmeiner Hà Nội – Mái ấm yêu thương, chắp cánh ước mơ
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024: Vinh danh 60 thầy cô giáo tiêu biểu trên mọi miền Tổ quốc
TP.HCM: Hơn 430 học sinh, sinh viên tranh tài tại Hội diễn văn nghệ GDNN cấp Thành phố
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất