Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em có cơ hội phát triển bền vững...
03:23 PM 26/05/2022
(LĐXH) - Trong khuôn khổ Hội thảo định hướng truyền thông về Tháng hành động vì trẻ em 2022, nhiều ý kiến được các đại biểu đưa ra với thông điệp tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển bền vững...
Cục trưởng Cục Trẻ em - Đặng Hoa Nam chia sẻ định hướng truyền thông tại hội thảo.
Tại hội thảo Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam chia sẻ:“ Trong năm vừa qua, trẻ em tử vong do đuối nước có xu hướng giảm, nhưng nửa đầu năm nay bất ngờ chó xu hướng gia tăng. Mặc dù, có những em đã biết bơi nhưng vẫn bị đuối nước vì phần lớn các em chưa có kỹ năng an toàn ở môi trường nước. Để phòng tránh trẻ em bị đuối nước có rất nhiều giải pháp, quan trọng nhất là dạy các em cách bảo vệ bản thân, nhận biết được những nơi có sông hồ nguy hiểm cần tránh xa”.
Cụ thể, từ năm 2010, cả nước đã có khoảng 3.300 em thiệt mạng do đuối nước thì đến năm 2020, con số này đã giảm xuống còn hơn 2.000 em. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022 có 113 trẻ bị tử vong do đuối nước. Trong 2 tuần cuối tháng 4, đầu tháng 5 có tới 14 trẻ tử vong do đuối nước.
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em trong số trẻ em bị tai nạn thương tích, Quyết định số 1248/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu Việt Nam sẽ giảm 10% số trẻ em bị tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030; 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước năm 2025 và 70% vào năm 2030; 50% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết bơi an toàn năm 2025 và 60% vào năm 2030.
Được biết, chi phí bể bơi thông minh khoảng 100.000.000 VNĐ, đào tạo huyến luyện viên, chi phí mở lớp, chi phí điện nước tính ra mỗi khóa học bơi an toàn cho mỗi em vào khoảng 30 USD (tương đương gần 700.000 VNĐ), học bơi an toàn có thể áp dụng từ độ tuổi 6-16 tuổi ở các địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này, thậm chí chưa có đơn vị nhận trách nhiệm về vấn đề này...
Các phóng viên, nhà báo tham dự hội thảo
Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan sẽ triển khai một số hoạt động chính như Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè năm 2022, dự kiến ngày 31/5/2022; Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 tại địa phương…
Với thông điệp và khẩu hiệu truyền thông như "Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình"; "Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng"; "Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em"; "Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình"; "Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em"; "Gọi 111 để thông báo, tố giác mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em"... Trước mắt sẽ tập trung cho Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với nội dung chính là bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng... Tiếp đó, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục chủ động thực hiện các giải pháp, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và bạo lực xâm hại; đẩy mạnh rà soát, kiểm tra, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi nguy cơ trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước, tai nạn giao thông... Để trẻ em có môi trường phát triển phù hợp và bền vững./.
Hoàng-Kiều

TAG:
Tin khác
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
Yên Bái: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát toàn quốc: Cần sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng
Thị xã Phú Thọ sâu tình nặng nghĩa với người có công
Thái Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Phòng chống bạo lực thể chất, tinh thần, phân biệt đối xử với trẻ em và trẻ em khuyết tật
Vĩnh Long: Tạo sinh kế bền vững cho người nghèo