An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch tại Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội
12:39 PM 18/09/2021
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành uỷ, UBND Thành phố, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác phòng, chống dịch Covid -19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 trên địa bàn thành phố và Công điện số 20/CĐ-UBND ngày 06/9/2021 về tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn thành phố Hà Nội để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội xác định công tác phòng chống dịch Covid -19 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Xây dựng các phương án phòng chống dịch hiệu quả và đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng.
Công tác tiếp nhận bệnh nhân mới tại Trung tâm
Sau khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với các biện pháp phòng dịch ở mức cao nhất trong vòng gần hai tháng đã đạt được kết quả bước đầu kiểm soát dịch bệnh không để bùng phát trên địa bàn thành phố. Để tiếp tục phòng chống dịch hiệu quả, Hà Nội tiếp tục phân vùng theo mức độ nguy cơ và có các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng vùng. Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội nằm trên địa bàn huyện Ba Vì mặc dù là vùng xanh nguy cơ thấp nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là mất cảnh giác. Công tác phòng chống dịch luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu với một loạt các giải pháp nghiêm ngặt. 
Theo đó, để tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid - 19 hiệu quả, đơn vị đã duy trì các ca trực 14 ngày tại đơn vị cho đến khi Hà Nội công bố hết dịch. Test nhanh Covid -19 cho cán bộ khi vào nhận ca trực. Yêu cầu thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, khai báo y tế, quét mã QR, báo cáo tình hình sức khỏe của cán bộ và bệnh nhân hàng ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, đau họng... Báo cáo thường xuyên việc di chuyển của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại nhà. Xử lý nghiêm trường hợp báo cáo không trung thực hoặc vi phạm công tác phòng chống dịch tại địa phương khi phát hiện. Cùng với đó, đẩy mạnh việc tiêm vacxin Covid -19 mũi 2 cho cán bộ tại trung tâm. Đây là mục tiêu hàng đầu của thành phố trong công tác phòng chống dịch lâu dài; Tiếp tục đầu tư các điều kiện cho công tác phòng chống dịch như mua thêm Test xét nghiệm, khẩu trang, nước rửa tay, vôi khử khuẩn…Thực hiện nghiêm việc phun khử khuẩn 3 lần/tuần.
Khu vực cách ly bệnh nhân nếu có trường hợp F0
Đội ngũ y tế tại trung tâm chủ động nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao trình độ chuyên môn trong phòng chống dịch đề phòng khi có ca F0 tại trung tâm. Cập nhật tình hình diễn biến của dịch bệnh và các triệu chứng, biến thể của bệnh để chỉ đạo, tuyên truyền tới đội ngũ cán bộ công nhân viên nắm được. Cơ sở cũng chủ động mua dự trữ nguồn lương thực thực phẩm phòng trừ trường hợp dịch bệnh kéo dài. Bên cạnh đó đẩy mạnh công tác tăng gia chăn nuôi tại đơn vị tự cung tự cấp thực phẩm sạch cho người bệnh; Kiện toàn lại Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 tại Trung tâm. Ban hành Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên; Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid -19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid -19 tại trung tâm. Lấy khu nhà công vụ công suất 40 người làm khu vực cách ly cho cán bộ, chuẩn bị nhà điều trị Tổ A3 - Phòng Chăm sóc bệnh nhân Sa sút cách ly công suất 50 giường bệnh làm khu vực cách ly cho bệnh nhân F0.
Đối với công tác tiếp nhận bệnh nhân mới, Trung tâm sẵn sàng các giải pháp tiếp nhận, đảm bảo điều kiện phòng chống dịch, an toàn cho đối tượng và cán bộ tại đơn vị. Trong tháng 8, Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần tiếp nhận 13 đối tượng tâm thần lang thang theo chỉ đạo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội từ Bệnh viện tâm thần Hà Nội. Trung tâm đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
Test nhanh COVID-19 cho cán bộ vào vào trực và thực hiện Test nhanh Covid -19 cho đối tượng mới tiếp nhận 7 ngày/lần
Để chuẩn bị nơi cách ly cho bệnh nhân mới, đơn vị đã chuyển 23 bệnh nhân từ Tổ điều trị A3 sang Tổ điều trị B2 lấy chỗ ở cho bệnh nhân mới tiếp nhận và thực hiện cách ly y tế 21 ngày. Tăng cường cán bộ tại nhà vào thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc đối tượng cách ly. Yêu cầu cán bộ khi vào trung tâm thực hiện quét mã QR, đo nhiệt độ, khử khuẩn, test nhanh Covid -19. Phòng Tổ chức Hành chính cung cấp đầy đủ quân tư trang và đồ dùng thiết yếu cho đối tượng. Phòng Y tế, phòng Chăm sóc bệnh nhân Sa sút cách ly hàng ngày kiểm tra sức khỏe các đối tượng mới và thực hiện việc báo cáo tình hình sức khỏe của đối tượng hàng ngày. Trong quá trình cách ly 21 ngày đối tượng thực hiện test nhanh 7 ngày/lần. Hiện tại bệnh nhân đã cách ly đủ 21 ngày, sức khỏe ổn định và được về các Tổ điều trị để sinh hoạt bình thường như các bệnh nhân tại trung tâm.
Với tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi xã, phường, thị trấn là một pháo đài trên mặt trận phòng chống dịch Covid-19”, Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội phát huy vai trò là một pháo đài trong công tác phòng chống dịch Covid -19 của thành phố Hà Nội, góp phần vào hoàn thành mục tiêu“Bảo vệ vững chắc vùng xanh”,“xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ” tiến tới đẩy lùi dịch bệnh trong cả nước mang lại cuộc sống ổn định cho nhân dân./.

Đỗ Thị Oanh
TAG:
Tin khác
Lâm Đồng: Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng, chống mại dâm
Sự thật về thuốc giảm cân
Bắc Giang: Hiệu quả trong ngăn chặn nạn mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống mua bán người
Đồng Tháp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
24 liệt sĩ an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Long Khánh được đính chỉnh, điều chỉnh thông tin
Phòng, chống thiên tai: Phải lấy người dân làm trung tâm
Tuyên Quang: Chủ động thực hiện công tác phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
Cô gái H’Mông: Trái tim tử tế mang khát vọng kết nối giá trị nhân văn trong hệ sinh thái “Nuôi em”