Thị trường - Tiêu dùng
Trang chủ / Kinh tế / Thị trường - Tiêu dùng
Dấu ấn COP26 và thách thức trong triển khai các cam kết đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam
04:09 PM 29/12/2021
(LĐXH) Ngày 28/12/2021, Tạp chí năng lượng sạch Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Hội thảo “Dấu ấn COP26 và thách thức đặt ra đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam”.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng thách thức với các tổ chức và doanh nghiệp năng lượng Việt Nam là cả tài chính lẫn công nghệ.
Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi và thách thức trong triển khai tại COP26, hội thảo là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế cùng nhau trao đổi, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và các dự án năng lượng có quy mô lớn để thực thi triển khai cam kết tại COP26.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam và các đối tác đã cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (net - zero) vào năm 2050.
Hội thảo “Dấu ấn COP26 và thách thức đặt ra đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm Việt Nam"
Trong một bước đi đầu tiên, ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2157/QĐ-TTg ngày 21/12 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26; giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tăng cường điều phối các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu giữa các bộ, ngành, địa phương và hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển và các nước.
Việc thực hiện các cam kết tại COP26 bên cạnh những thuận lợi, theo các chuyên gia cần chủ động nhận diện những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế sẽ gặp phải.
Phân tích về những thách thức mà Việt Nam trong tư cách một nước đang phát triển sẽ gặp phải, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Thị Diệu Trinh cho rằng, thách thức đặt ra cho các nước đang phát triển là mục tiêu huy động được 100 tỷ USD/năm cam kết từ 2015 “có thể” được thực hiện vào 2023 trong khi đó đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến khó lường, nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn.
Còn thiếu cơ chế minh bạch cung cấp tài chính từ các nước phát triển (để không tính trùng dòng về tài chính song phương, dòng về tài chính đa phương, dòng về huy động tài chính từ khu vực tư nhân, từ thị trường. Cùng với đó là vai trò của các ngân hàng phát triển và các ngân hàng thương mại tăng lên tuy nhiên đến nay điều kiện chưa rõ ràng"- TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh nhìn nhận.
Một bài toán mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải giải trong việc cụ thể hoá các cam kết COP26 là giảm phát thải khí CO2. Ông Hà Đăng Sơn- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh đưa ra một số đề xuất nhằm giảm phát thải CO2 đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam.
Theo đó các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại Việt Nam cần có những chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp thuộc nhóm các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm để thực hiện tốt công tác kiểm kê và báo cáo. Các ngành liên quan cần nghiên cứu và đưa ra các hướng dẫn/định hướng cho các doanh nghiệp liên quan tới lộ trình net-zero của ngành mình.
Lộ trình net-zero cho các ngành cần chỉ rõ những hoạt động nào có thể tự thực hiện, và những hoạt động nào cần có sự hỗ trợ của quốc tế”. Cùng đó “các cơ chế, chính sách về tài chính – đặc biệt là tài chính carbon – có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy triển khai lộ trình net-zero”- chuyên gia này phân tích.
Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể ở vào vị thế tận dụng tốt các dòng tiền cũng như công nghệ để cụ thể hoá các cam kết COP26 do vậy cần tận dụng tốt các ưu thế này. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng cho thấy, cần thiết xây dựng cả hai kịch bản có tiền và không có tiền vẫn phải thực hiện cam kết.
Một thách thức nữa đặt ra cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của Việt Nam là công nghệ năng lượng tiến triển rất nhanh trong khi đầu tư lớn, không dễ thu hồi được dòng tiền đã bỏ ra.
Thảo Lan
TAG:
Tin khác
Vinamilk: “LOGO HALAL” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
Từ 1/1/2025 app ngân hàng không nhớ mật khẩu, khách phải làm gì?
Lý do MacBook Pro M3 vẫn là mẫu laptop đáng mua nhất
Tư nhân làm hạ tầng giao thông: Thần tốc – chất lượng – tối ưu hiệu quả
Nhà sản xuất ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ phải giải trình về cổ phiếu
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội, có nơi gần 700 triệu đồng/m2
Hyundai Palisade thế hệ mới ra mắt: Bỏ tùy chọn máy dầu
Cánh cửa mới cho nhà ở thương mại và ‘bài toán’ của doanh nghiệp
Suntory PepsiCo Việt Nam: 30 năm phát triển bền vững và tiên phong trong các mô hình hợp tác công - tư