Giáo dục - Nghề nghiệp
Trang chủ / Giáo dục - Nghề nghiệp / Giáo dục - Nghề nghiệp
Đào tạo, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho lao động nông thôn ở Kế Sách
09:13 AM 28/10/2024
(LĐXH)- Tiểu dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được triển khai, là cơ hội cho các huyện thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tổ chức đào tạo, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cho lao động nông thôn.
Tiểu dự án 3, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 là: Phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi.
Tiểu dự án hướng tới mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; hỗ trợ lao động là người DTTS tiếp cận thuận lợi với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm; hỗ trợ thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp giáo dục đại học, GDNN tìm được việc làm phù hợp khả năng, nguyện vọng.
Riêng tại huyện Kế Sách, trong năm 2024,  Phòng LĐ-TBXH huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện phối hợp với chính quyền cấp xã tăng cường thông tin, tuyên truyền các lớp đào tạo nghề, đồng thời, mở lớp đào tạo, tư vấn nghề nghiệp cho người dân địa phương.
Ông Nguyễn Văn Kịch, Phó trưởng phòng LĐTBXH huyện Kế Sách
Theo ông Nguyễn Văn Kịch, Phó trưởng phòng LĐTBXH huyện Kế Sách, trong 10 tháng đầu năm 2024, Trung tâm GDNN – GDTX huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn để mở được 30 lớp đào tạo nghề cho người lao động với 540 học viên tham dự, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, có 07 lớp nghề Phi nông nghiệp với 126 lượt học viên (03 lớp Đan Lục Bình với 54 học viên, 04 lớp Tin Học Văn Phòng với 72 học viên); 23 lớp Nông nghiệp 23 với 414 học viên (07 lớp Trồng cây ăn quả với 126 học viên, 12 lớp Chăn nuôi Thú Y với 216 học viên, 03 lớp nuôi Thủy Sản với 54 học viên, 01 lớp chăm sóc hoa kiểng với 18 học viên). Riêng đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021 – 2024), Trung tâm đã đã mở được 08 lớp với 144 học viên. Trong đó, có 06 lớp đào tạo Nông Nghiệp  với 108 học viên (05 lớp Chăn nuôi Thú Y với 90 học viên, 01 lớp trồng cây ăn quả với 18 học viên). Tổ chức 02 lớp nghề Phi nông nghiệp cho 36 lượt học viên (tin học văn phòng).
Kết quả, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 432/540 học viên, đạt 80% số học viên qua đào tạo. Bên cạnh đó, Trung tâm GDNN-GDTX huyện còn phối hợp với Cty xuất khẩu lao động Jume tư vấn học nghề, việc làm trong và ngoài nước cho 121 bộ đội xuất ngũ tại Ban chỉ huy quân sự huyện, Trung tâm phối hợp với Huyện đoàn tổ chức phiên giao dịch việc làm cho đoàn viên thanh niên, học sinh theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại UBND xã Trinh Phú với trên 100 đoàn viên, thanh niên và học sinh tham gia. Đồng thời, phối hợp với xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng tổ chức sàn giao dịch làm việc lần 2 năm 2024 với 40 lao động tham gia, góp phần tạo điều kiện cho người lao động được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo để được lựa chọn công việc và nghề nghiệp phù hợp.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn tiếp nhận và gửi 44 đơn hàng, thông báo tuyển lao động từ các công ty trong và ngoài tỉnh đến 11 xã, 02 thị trấn cùng các đoàn thể cấp huyện. Giới thiệu lao động cho các Công ty May Nhà Bè Sóc Trăng, Công ty Hwasueng Vina Sóc Trăng, Siêu thị Coopmart, công ty hóa chất HS chi nhánh Sóc Trăng 29 hồ sơ và tiếp nhận 21 lao động, chuyển hồ sơ xin việc 23 hồ sơ lao động cho các công ty thủy sản Minh Phú, Hậu Giang, nâng tổng số được Trung tâm giới thiệu cho các Công ty tiếp nhận vào làm việc là 88 lượt người. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm đào tạo lái xe Hưng Thịnh và trung tâm đào tạo lái xe, tàu Sóc trăng tiếp nhận và chuyển 59 hồ sơ đăng ký thi giấy phép lái xe hạng A1, tiếp nhận 02 hồ sơ thi lái xe ô tô hạng B2; chuyển giao 07 hồ sơ của Bộ đội xuất ngũ đăng ký học.
Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phối hợp với trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình GDTX cấp THCS, THPT, tích cực điều tra nhu cầu, phối hợp mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu người học; tiếp tục tư vấn, giúp đỡ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn; thực hiện tốt việc dạy văn hóa kết hợp với đào tạo nghề cho người lao động, góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.
Thanh Hương
 
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Sinh viên năm 3 đã xuất sắc được nhận vào “Big 4” ngành kiểm toán
Triết lý giáo dục theo hướng bồi đắp bản lĩnh để nâng tầm sức nặng trí tuệ
Hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng về giáo dục hoạt hình
QS Asian University Rankings 2025: NTTU giữ vững vị thế trong Top 34% trường đại học tốt nhất Châu Á
Trường Cao đẳng Quảng Nam triển khai Dự án “Công nhân khu công nghiệp thời đại kỹ thuật số”
TP.HCM: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tăng mạnh
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 100 bác sĩ y khoa khóa đầu tiên
GREENFEED đồng hành cùng Trường Cao đẳng Quảng Nam ươm mầm “Hạt giống tài năng” ngành Chăn nuôi – Thú y
  Hơn 460 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp chính thức tranh tài tại TP Hạ Long