Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái
09:44 AM 04/12/2021
LĐXH - Dự án “Vì một thế giới đảm bảo quyền trẻ em và bình đẳng cho trẻ em gái” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tổ chức Plan International (PI), PI Việt Nam, Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live &Learn) thực hiện ở cấp Trung ương và 2 tỉnh Kon Tum, Lai Châu giai đoạn 2017-2021.

Dự án hướng đến mục tiêu giúp trẻ em dân tộc 0-8 tuổi tại tỉnh Kon Tum và Lai Châu được phát triển trong môi trường an toàn và kích thích phát triển thông qua tiếp cận chăm sóc, giáo dục trẻ thơ, giáo dục mầm non, tiểu học có chất lượng, có sự tham gia của cộng đồng và lãnh đạo địa phương. Bên cạnh đó, trẻ em (từ 6 tuổi trở lên) được học trong môi trường an toàn hơn thông qua nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

Tại Lai Châu, qua 5 năm thực hiện Dự án, thông qua các buổi sinh hoạt của nhóm cha mẹ, phụ huynh (và người chăm sóc trẻ) tại địa phương đã tiếp cận với các phương pháp nuôi dạy con tích cực, chủ động tham gia cùng nhà trường trong giáo dục trẻ thơ. Cha mẹ cũng hiểu biết hơn về cách phòng chống thiên tai, quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường và có nhiều cơ hội cùng tham gia các hoạt động sinh kế để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Trên địa bàn Dự án, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm, trẻ được quan tâm giáo dục sớm, có khả năng nhận biết tốt hơn và có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi, học tập tại cộng đồng.

Các hoạt động của dự án phù hợp với phương pháp phát triển cộng đồng lấy trẻ làm trung tâm và chính sách về giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số của Chính phủ.

Các lực lượng có liên quan đến chăm sóc và giáo dục trẻ thơ được nâng cao năng lực và cải thiện kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ. Trong đó: Cha mẹ có sự thay đổi tích cực về chăm sóc, nuôi dạy con, tham gia tích cực hơn vào hoạt động trường học. Giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện thực tiễn tại địa phương. Hội phụ nữ và các nhóm cha mẹ chủ động trong việc hỗ trợ cha mẹ nâng cao kiến thức về chăm sóc trẻ thơ và giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Dự án cũng đạt được các kết quả ngoài mong đợi như thúc đẩy bình đẳng giới trong chăm sóc trẻ thơ. Các hoạt động dự án phù hợp với chủ trương phát triển giáo dục, kinh tế xã hội của địa phương và chỉ đạo của ngành giáo dục, hội phụ nữ nên đảm bảo tính nhân rộng và tính bền vững. 100% giáo viên và nhà trường khẳng định là sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động dự án trong tương lai

8 chỉ số hợp phần phát triển trẻ thơ tại Sìn Hồ đã có sự thay đổi đáng kể: 3/8 chỉ số vượt chỉ tiêu đặt ra gồm: Tỷ lệ học sinh lớp 2 đạt yêu cầu học tập môn tiếng việt; Tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số được dạy học phù hợp và Số nhóm cha mẹ được thành lập. 3/8 chỉ số đạt chỉ tiêu dự án gồm: Tỷ lệ học sinh lớp 2 đạt yêu cầu học tập môn toán và Số xã đưa mô hình phát triển toàn diện vào kế hoạch của địa phương. Chỉ còn 2/8 chỉ số tiệm cận đạt chỉ tiêu dự án là: Tỷ lệ trẻ đạt mức độ phát triển bình thường và Tỷ lệ phần trăm cha mẹ thực hành về chăm sóc và phát triển sớm cho trẻ.

Cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ được cung cấp kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn

Từ sự hỗ trợ, can thiệp của dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu đặc biệt là tại 2 huyện đang triển khai dự án là Sìn Hồ và Phong Thổ. Trong đó tập trung vào 2 mảng giáo dục và cộng đồng. Hiện nay đã có những mô hình thực tế, cụ thể, hiệu quả góp phần hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ thơ. Những mô hình tập trung vào các lĩnh vực như y tế và vệ sinh môi trường; dinh dưỡng; đảm bảo an toàn cho trẻ; các hoạt động giúp trẻ học và đọc; hòa nhập cho trẻ khuyết tật; hỗ trợ trường học. Trong đó, tổ chức Plan đã hỗ trợ các sáng kiến, triển khai mô hình: Làm sữa đậu nành từ nguyên liệu địa phương ở 16 nhóm cha mẹ; nuôi gà đẻ trứng cải thiện dinh dưỡng cho trẻ ở 26 nhóm cha mẹ, 450 hộ gia đình; nuôi chim cút với 160 hộ tham gia; làm sân chơi cho trẻ với 27 sân chơi an toàn, lành mạnh tại 27 bản đồng bào dân tộc thiểu số vùng xa xôi, hẻo lánh. Đồng thời, lồng ghép chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ thơ trong 1000 ngày đầu đời như khám thai, tư vấn thai nghén, cân đo, phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng; lồng ghép các mô hình phát triển kinh tế và phục hồi dinh dưỡng cho trẻ như nuôi lợn nái, nuôi gà, chim bồ câu… Tại các địa bàn có mô hình, sáng kiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã có chiều hướng giảm, sức khỏe được cải thiện; trẻ tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp, đã biết tìm đến sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm...

Trên cơ sở chia sẻ thực trạng, kết quả, kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ thơ sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả ở từng địa bàn, cơ quan, đơn vị trong thời gian tới. Các cấp, các ngành trong tỉnh cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện tốt hơn hoạt động hỗ trợ cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ, cùng hành động đảm bảo một môi trường ngày càng an toàn, lành mạnh, thân thiện và tích cực hơn với trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Trần Huyền

 

TAG:
Tin khác
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng