An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Đắk Nông: Đẩy mạnh giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH
04:16 PM 27/10/2020
Tỉnh Đắk Nông vừa ký ban hành Công văn về việc thực hiện giao dịch điện tử (GDĐT) lĩnh vực BHXH trên địa bàn tỉnh.
Đây là động thái của UBND tỉnh nhằm gia tăng tỷ lệ GDĐT lĩnh vực BHXH cao hơn so với mức hiện tại (gần 75%). Đáng chú ý, lãnh đạo UBND tỉnh đã quyết định đưa GDĐT lĩnh vực BHXH trở thành tiêu chí bình xét thi đua hàng năm.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, hiện cả tỉnh có hơn 1.600 đơn vị SDLĐ thực hiện GDĐT lĩnh vực BHXH, đạt tỷ lệ gần 75% so với tổng số hơn 2.100 đơn vị SDLĐ trên toàn địa bàn. Mặc dù ghi nhận, đánh giá việc triển khai thực hiện vấn đề này trong thời gian qua khá tích cực, song UBND tỉnh cho rằng, tỷ lệ GDĐT lĩnh vực BHXH ở Đắk Nông hiện vẫn còn thấp so với mặt bằng chung cả nước (trên 90%). Do đó, toàn tỉnh phải nỗ lực, quyết tâm theo kịp tỷ lệ chung toàn quốc. Đây là đòi hỏi cần ưu tiên và sớm thực hiện để góp phần xây dựng Chính phủ điện tử thành công.

Đẩy mạnh giao dịch điện tử góp phần giải quyết thuận tiện các chính sách BHXH
Cũng trên cơ sở phân tích rõ thực trạng, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan quyết liệt thực hiện những biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa tỷ lệ GDĐT lĩnh vực BHXH. Theo đó, BHXH tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, DN... trên địa bàn nhằm triển khai khẩn trương và hiệu quả nhiệm vụ này. Đáng chú ý, UBND tỉnh còn yêu cầu BHXH tỉnh Đắk Nông “cứng rắn” hơn đối với đơn vị SDLĐ nào lơ là thực hiện GDĐT lĩnh vực BHXH. Cụ thể, đơn vị SDLĐ nào đã cài đặt, đăng ký thực hiện GDĐT mà không thực hiện hoặc nộp hồ sơ bằng hình thức khác, thì cơ quan BHXH có quyền từ chối tiếp nhận; đồng thời đề nghị phải thực hiện GDĐT. Trường hợp cần thiết, đề nghị đơn vị SDLĐ có văn bản nêu rõ lý do không thực hiện GDĐT.
Để tác động mạnh hơn đến việc thực hiện GDĐT lĩnh vực BHXH, UBND tỉnh còn yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở TT-TT và các cơ quan báo chí của tỉnh phải chung tay vào nỗ lực chung của tỉnh nhà. Đối với các đơn vị SDLĐ là DN (bao gồm tất cả loại hình DN), yêu cầu phải thực hiện GDĐT lĩnh vực BHXH, để tiến tới mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh...
Đặc biệt, để thúc đẩy hiệu quả khối cơ quan, đơn vị, đoàn thể, UBND tỉnh yêu cầu “việc thực hiện GDĐT lĩnh vực BHXH là tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bình xét thi đua, khen thưởng của các tập thể, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh”. Điều này cho thấy, tỉnh Đắk Nông đã “cứng rắn” hơn không chỉ với DN, mà với toàn hệ thống chính trị-xã hội, hứa hẹn tạo sự đột phá về thực hiện GDĐT lĩnh vực BHXH trong thời gian tới.
 
PV
 
TAG:
Tin khác
VNeTraffic dẫn đầu về lượt tải về trên App Store
Xe mô tô, xe máy được phép cải tạo từ tháng 1/2025
Herbalife Việt Nam tài trợ Chương trình “Chào Năm Mới 2025” tại Hà Nội để khuyến khích lối sống năng động lành mạnh
Lào Cai: Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp thông tin, giảm nghèo hiệu quả
An Giang: Những đề xuất bổ sung chế độ, chính sách ưu đãi nhằm chăm lo tốt hơn đối với người có công
Lan tỏa phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên quê hương miền Tây An Giang
Huyện Châu Phú: Thiết thực tri ân người có công với cách mạng
An Giang: Không còn hồ sơ người có công với cách mạng tồn đọng thuộc quy định giải quyết
An Giang: Quan tâm, chăm lo đời sống người có công với cách mạng