Trẻ em
Trang chủ / Xã hội / Trẻ em
Đắk Lắk tập trung đẩy mạnh công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em
01:58 PM 12/04/2017
(LĐXH) – Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, hiện trên địa bàn toàn tỉnh có trên 1.856.910 người, trong đó có 571.458 trẻ em từ 0 đến 16 tuổi, chiếm 30% dân số, với 47 dân tộc anh em cùng chung sống. rnToàn tỉnh Đăk Lăk có 6.348 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm 1,12% so với tổng
Trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo tại Đắk Lắk

Toàn tỉnh Đăk Lăk có 6.348 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm 1,12% so với tổng số trẻ em, trong đó có 5.057 trẻ em được trợ giúp dưới các hình thức chiếm 80% và có 57.548 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó được trợ giúp dưới các hình thức là 55.501 em, chiếm 95%.

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em gia đoạn 2011-2015, trong những năm qua công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) của tỉnh Đắk Lắk luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh cùng với sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, hội đoàn thể, tổ chức và cá nhân nên đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Các quyền trẻ em từng bước được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều chương trình, kế hoạch về trẻ em được tỉnh phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện đồng loạt như: Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020, Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015,  Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích 2013-2015, Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020, chính sách phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh…đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, chăm lo giáo dục, đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cho trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo ông Nguyễn Duy Tuyết – Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Sau 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 267 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1851/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk gắn với xây dựng các mô hình thí điểm Hệ thống bảo vệ trẻ em, Chương trình đã đạt một số kết quả và chỉ  tiêu đề ra, cụ thể như: 93% các huyện, thị xã, thành phố đã phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; gần 50% số huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thí điểm các Mô hình phát triển hệ thống cung cấp dịch và bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Xây dựng 16 Câu lạc bộ bảo vệ trẻ em và câu lạc bộ Ông bà cháu cấp thôn, buôn; 10 trường THCS triển khai mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em và hoạt động tư vấn trường học, hàng năm đều có kế hoạch triển khai các hoạt động.

Tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học

 Theo số liệu tổng điều tra trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hiện nay trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm còn 1,18% so với tổng số trẻ em (Kế hoạch đầu kỳ 4,25%),  80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp đạt so với kế hoạch. Mạng lưới cộng tác viên  bảo vệ chăm sóc trẻ em tại thôn, buôn, tổ dân phố đã được củng cố và kiện toàn với 2.470 cộng tác viên. Tính đến nay, có 15/15 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban bảo vệ trẻ em (đạt 100%) và 184/184 xã, phường, thị trấn thành lập Ban bảo vệ trẻ em cấp xã hoặc đã có hội đồng để thực hiện xét duyệt xã phường phù hợp với trẻ em hàng năm (đạt 100%).

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thay đổi hành vi cho người dân ngày càng được nâng cao và đi vào chiều sâu. Nhận thức, thái độ và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các địa phương đối với tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em được chuyển biến rõ nét thông qua việc quan tâm, chỉ đạo, đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em; gia đình và cộng đồng đã nhận thức tốt hơn về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; huy động được sự ủng hộ của nhiều cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước quan tâm chăm lo cho trẻ em, góp phần đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác bảo vệ, chăm sóc  trẻ em trên địa bàn.

Cán bộ, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn, nâng cao năng lực, làm việc nhiệt tình, kịp thời nắm bắt được nhóm trẻ em có nguy cơ để hỗ trợ, giúp đỡ các em không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và can thiệp xử lý. Mạng lưới các dịch vụ: đường dây nóng điện thoại miễn phí cấp tỉnh (hỗ trợ kết nối dịch vụ và hỗ trợ can thiệp đối với những trường hợp trẻ em cần hỗ trợ khẩn cấp), văn phòng tư vấn cấp huyện, điểm tư vấn cộng đồng, trường học bước đầu được hình thành và thực hiện tốt việc kết nối và cung cấp các dịch vụ cho trẻ em khi có nhu cầu và cần trợ giúp. Hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em ở cả ba cấp độ: Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn nhằm tăng cường nhận thức và trang bị kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc và bản thân trẻ em.  Thực hiện việc hỗ trợ, can thiệp khẩn cấp đối với trẻ em bị xâm hại, lạm dụng, bạo lực, ngược đãi,  hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện được hưởng các quyền cơ bản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Nhận thức của một bộ phận người dân  đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thực hiện các quyền trẻ em vẫn còn hạn chế; ở phạm vi gia đình ngày càng có nhiều trẻ em trở thành nạn nhân các vụ ly hôn, không được bố mẹ, gia đình chăm sóc bảo vệ, cũng còn một bộ phận nhỏ trẻ em bị ngược đãi, lao động sớm, chưa có điều kiện học tập, phát triển và được chăm sóc sức khỏe. Hoạt động của các mô hình tại cộng đồng chưa thật sự hiệu quả, nhất là hoạt động tham vấn, tư vấn và can thiệp trợ giúp cho những gia đình và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn thiếu tính kịp thời,  nguồn kinh phí để đảm bảo quyền lợi và động viên cho những cán bộ trong mô hình khi tham gia hoạt động này còn thiếu, các điểm tư vấn của xã mô hình hầu như không hoạt động được.

Thông tư liên tịch số 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/12/2011 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 có một số điểm quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế cho việc triển khai thực hiện tại địa phương.  

Các hoạt động ngăn ngừa trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chưa được chú trọng, một số địa phương mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền. Đội ngũ cộng tác viên đã được kiện toàn, song kinh phí bố trí cho công tác tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng còn hạn chế dẫn đến thiếu các kỹ năng làm việc với trẻ em; việc nắm bắt, rà soát các thông tin trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng tại các địa phương có lúc chưa được kịp thời nên việc can thiệp, hỗ trợ cho các đối tượng có lúc vẫn chưa hiệu quả.

                                                                                                      Vương Hoàng

 

 

 

TAG:
Tin khác
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
Hội thảo thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN
Huyện Nam Trà My: Triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo
Trọn vẹn nghĩa tình ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng