An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Đắk Lắk: Mở rộng và phát triển BHXH tự nguyện theo Nghị quyết 28-NQ/TW
03:07 PM 11/10/2021
(LĐXH) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và tác động không nhỏ tới công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Đắk Lắk đã chủ động, nỗ lực vượt khó, thực hiện các giải pháp truyền thông, vận động sáng tạo, phù hợp, đảm bảo mục tiêu “kép”, vừa mở rộng hiệu quả diện bao phủ người tham gia BHXH tự nguyện, vừa đảm bảo đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Chương trình số 21-CTr/TU ngày 18.1.2013 để chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng sự phối hợp của các sở, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), ý thức của người sử dụng lao động, người lao động và người dân về việc tham gia BHXH, BHYT nâng lên rõ rệt. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, BHXH tiếp tục được đẩy mạnh, đạt chỉ tiêu bao phủ BHYT, BHXH Chính phủ giao cho tỉnh Đắk Lắk.
Tính đến 31.12.2020, toàn tỉnh có 115.061 người tham gia BHXH, tăng 20.566 người so với năm 2012 (tăng 21,8%); có 1.673.926 người tham gia BHYT, tăng 399.110 người so với năm 2012 (tăng 31,3%); 89.787 người tham gia BHTN, tăng 9.821 người so với năm 2012 (tăng 13,9 %), tỷ lệ tham gia BHTN so với lực lượng lao động là 8,27%. Hầu hết các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh Đắk Lắk có 15.551 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 61,29% kế hoạch, tăng 4.415 người so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, tỉnh Đắk Lắk đã có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia BHYT, BHYT tự nguyện thường xuyên dài hạn; mở rộng chính sách hỗ trợ đối với người tham gia các loại hình BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện cho người nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức; BHYT cho các đối tượng chính sách, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn... HĐND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Nghị quyết về hỗ trợ mức đóng BHYT còn lại cho người thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết về hỗ trợ mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh…
Tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, BHXH tự nguyện huyện Krông Ana
Giai đoạn 2021-2030, theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Đắk Lắk, tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của T.Ư, của tỉnh về thực hiện chính sách BHXH, BHYT; xây dựng ngành BHXH của tỉnh phát triển hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp… “Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình số 21-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong công tác BHYT, BHXH; đưa nhiệm vụ về công tác BHYT, BHXH vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để thực hiện. Phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về cải cách chính sách BHXH và mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân”. Để đạt những mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền trong việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện; Xây dựng kế hoạch cụ thể, thực hiện chỉ tiêu phát triển người tham gia cho từng xã, phường, đại lý thu. Rà soát, phân loại và có số liệu chi tiết đối với các nhóm tiềm năng (theo độ tuổi, giới tính, công việc và thu nhập...) để tập trung tuyên truyền vận động có hiệu quả;
Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức truyền thông như tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi, tư vấn, đối thoại trực tiếp,… chú trọng tuyên truyền, vận động trực tiếp tại cơ sở theo các nhóm đối tượng…, trường hợp địa phương phải giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19 thì tuyên truyền trực tuyến qua zalo, facebook, Email…; Bên cạnh đó, cũng chú trọng việc kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cơ quan, tổ chức đóng góp, hỗ trợ, mua tặng sổ BHXH tự nguyện cho người dân nhằm hướng đến tính bền vững của chính sách an sinh xã hội cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh./.
Theo Chương trình số 29-CTr/TU ngày 21.8.2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23.5.2018 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về cải cách chính sách BHXH, mục tiêu giai đoạn đến năm 2025, Đắk Lắk phấn đấu đạt khoảng 20% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 17% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN. Đến năm 2030, các tỷ lệ tương ứng tăng lên 30%, 3% và 25%.

Khánh Quyên
TIN LIÊN QUAN
TAG:
Tin khác
Trung tâm Công tác xã hội Quảng Ninh: Tích cực sàng lọc, trị liệu tâm lý đối với trẻ tự kỷ
Quảng Ninh: Tập trung thực hiện công tác cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai
Bắc Giang: Tăng cường các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Bắc Giang: Đặt mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 50% số cơ sở trợ giúp xã hội có cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Bắc Giang: Nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người dân
Nhiều hoạt động tri ân thiết thực ở huyện Trực Ninh
Cơ sở Chăm sóc người tâm thần tỉnh Bắc Giang: Nơi gửi gắm niềm tin
Xã Trực Thanh thực hiện tốt chính sách đối với người có công
Nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Quảng Ninh