Bình đẳng giới
Trang chủ / Xã hội / Bình đẳng giới
Đắk Lắk: Đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh không ngừng trưởng thành và phát triển
11:38 AM 02/04/2020
(LĐXH) - Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ngày được nâng cao, góp phần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đắk Lắk tổ chức nhiều diễn đàn về bình đẳng giới  và sự tiến bộ của phụ nữ  cho nữ cán bộ trên địa bàn tỉnh

Nhiều chính sách hỗ trợ phụ nữ mang lại hiệu quả

Theo bà Lại Thị Loan, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Đắk Lắk, để công tác BĐG đạt hiệu quả năm qua Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND, triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực ở các cơ sở trên địa bàn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 3139/QĐ- UBND về việc kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ (VSTBCPN),… Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong năm đã đồng loại triển khai tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới (BĐG), VSTBCPN với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng. Đồng thời, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 186 lớp tập huấn về công tác BĐG, Luật BĐG, Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) với hơn 17.250 người tham dự. Trong đó, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức 14 lớp tập huấn (trong đó có 3 lớp nâng cao nghiệp vụ về công tác BĐG cho nữ cán bộ chủ chốt của tỉnh và nữ quy hoạch chức danh cán bộ chủ chốt với 317 người tham dự; 5 lớp cho cán bộ dân cư cấp xã với 739 người tham dự; 5 lớp cho cán bộ LĐ-TB&XH và cộng tác viên với hơn 536 người tham dự; phối hợp vơi Vụ BĐG tổ chức 01 lớp tập huấn cho 50 cán bộ cấp xã của huyện Krông Pắk),..

Trong năm, một số mô hình, câu lạc bộ tuyên truyền về BĐG và VSTBCPN được các đơn vị, đoàn thể tổ tổ chức hoạt động với nội dung phong phú và phù hợp với đặc điểm và thế mạnh từng cơ sở, từng nhóm đối tượng. Điển hình như: Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình “Phụ nữ với pháp luật, phòng chống xâm hại tình dục” tại thị xã Buôn Hồ. Hay mô hình địa chỉ tin cậy “Nhà tạm lánh tại cộng đồng”, trong đó Sở LĐ-TB&XH đã triển khai 01 mô hình tại xã Bình Hòa - huyện Krông Ana và hỗ trợ 30 triệu đồng để triển khai mô hình này; 01 mô hình nữa được triển khai tại xã Ea Siên thị xã Buôn Hồ. Đặc biệt, Mô hình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm và phát triển kinh doanh được Sở LĐ-TB&XH tỉnh chỉ đạo, triển khai tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. Đây là địa điểm giới thiệu quảng bá các mô hình sản phẩm do phụ nữ làm chủ; tổ chức tập huấn kỹ năng khởi nghiệp- khởi sự doanh nghiệp cho phụ nữ được đánh giá đạt hiệu quả tích cực.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình giáo dục đời sống gia đình đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về BĐG và công tác phòng chống bạo lực trên cơ sở giới với hơn 150 người tham dự. Hội LHPN tỉnh và Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các ban, ngành trong tỉnh tổ chức 17 lớp bồi dưỡng chính trị, công tác hội cho 2.466 cán bộ hội cơ sở; mở 57 lớp đào tạo nghề may dân dụng, đệt thổ cẩm,… cho 1.706 chị em hội viên. Song song đó Hội LHPN tỉnh còn cấp vốn khởi nghiệp – kinh doanh cho 54 hộ gia đình phụ nữ nghèo với số tiền 857 triệu đồng; Tỉnh đoàn tham gia tổ chức 35 lớp tập huấn ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 3.000 lượt thanh niên nông thôn.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về BĐG

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong những năm qua đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh Đắk Lắk không ngừng trưởng thành và phát triển. Tính đến hết năm 2019 tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng tỉnh Đắk Lắk là 7/56 đồng chí, chiếm tỷ lệ: 12,5%; Cấp ủy huyện, thị xã, thành phố là 107/792 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,5%; Cấp ủy xã, phường, thị trấn: 771/4.536 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17%. Về tỷ lệ chị em phụ nữ tham gia HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021, có 19/85 người, đạt 22,35%; Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp huyện có 139/566 người, đạt 24,56%;  Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp xã có 1.308/5.510 người, đạt 23,74%.

Trong đó, tỷ lệ UBND cấp tỉnh có cán bộ lãnh đạo là nữ: 1/1 đạt tỷ lệ 100%; Tỷ lệ UBND huyện có cán bộ lãnh đạo là nữ: 4/15, đạt tỷ lệ 26,6%; tỷ lệ UBND cấp xã có cán bộ lãnh đạo là nữ: 44/184, đạt gần 24%,…; Về Số cán bộ nữ cấp sở và tương đương/tổng số lãnh đạo cấp sở và tương đương tính đến hết năm 2019 là 12/88 người, chiếm tỷ lệ gần 14%. Theo thống kê của tỉnh Đắk Lắk, tổng số nữ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh hiện có 6.419/12.862 người, chiếm gần 73%; Cấp huyện là 18.709/25.988, chiếm gần 7%; Cấp xã: 1.191/4.273 người, chiếm  gần 28%,…

Bà Lại Thị Loan- Phó Giám đốc Sở LĐ-BT&XH tỉnh Đắk Lắk cho biết, theo thống kê, trong năm 2019 tổng số cán bộ, công chức, viên chức nữ cấp tỉnh và huyện được cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trên đại học là 54 trường hợp (nam 22 người, nữ 32 người), tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ đạt 59%; Bồi dưỡng về chính trị, hành chính, tin học và ngoại ngữ cấp tỉnh và huyện cũng tăng. Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên có 81 trường hợp, trong đó nữ có 38 người, chiếm tỷ lệ 47%; bồi dưỡng ngạch kế toán viên có 51 trường hợp, trong đó nữ là 44 người, chiếm tỷ lệ 77%; bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp phòng là 99 trường hợp, trong đó nữ 38 người, chiếm tỷ lệ 38,4%,… Ngoài ra, trong năm toàn tỉnh có 1.817 lượt chị em phụ nữ được tham gia các khóa bồi dưỡng, huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước. 

 Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, năm 2019 toàn tỉnh có 29.300 lượt người được tạo việc làm mới, trong đó lao động nữ là 14.100 người (chiếm tỷ lệ hơn 48%); Số lao động được đào tạo nghề là 35.199 người (trong đó nữ chiếm gần 145%). Theo thống kê này cũng cho biết, số doanh nghiệp có nữ làm chủ trên địa bàn là 1.963/7.303 doanh nghiệp, chiếm gần 27%. Đặc biệt, giai đoạn 2016 - 2020 có 5 nữ công chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk thực hiện thành công 8 đề tài. Trong đó có 03 nghiên cứu, 2 đề tài nghiên cứu khoa học về ứng dụng trong đời sống xã hội trên địa bàn với nhiều nội dung, lĩnh vực phong phú như: ứng dụng quy trình sản xuất chế phẩm lên men Lactic để ủ chua một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò; xây dựng mới mô hình nấm chân dài,…

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk, bên cạnh những kết quả đạt được về công tác BĐG và VSTBCPN trên địa bàn tỉnh Đứk Lắk thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân do nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ công chức thực sự chưa rõ nét, tích cực. Nhiều cơ quan, đơn vị còn nhầm lẫn công tác nữ công, công đoàn với công tác BĐG. Công tác tuyên truyền BĐG cho người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do trình độ văn hóa, nhận thức của họ chưa đồng đều,… Để công tác BĐG và VSTBCPN ngày được nâng cao, thiết thực, hiệu quả thời gian tới Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về BĐG phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới và vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế -chính trị.

Đăng Hải

 

TAG:
Tin khác
TP.HCM: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH được nhận gộp lương 2 tháng trước Tết
Quảng Ngãi nâng cao năng lực cho tình nguyện viên phòng, chống mua bán người
'Tháp Eiffel bốc cháy': Cách phân biệt tin giả thời AI
Hội Cựu chiến binh quận Hà Đông tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng vốn vay tín dụng chính sách
Quảng Bình: Đề xuất một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2026-2030
Những khó khăn trong công tác phòng chống mua bán người và giải pháp
Quyết liệt trong phòng chống mua bán người và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ cho nạn nhân
Nam Định: Quan tâm thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi
Phát huy sức mạnh liên ngành trong công tác trẻ em