Đa dạng hóa sinh kế cho phụ nữ nghèo
Kỳ 2: Đi tìm mô hình hiệu quả ở miền núi phía Bắc
Nằm giữa thành phố Bắc Kạn và thành phố Thái Nguyên, Yên Cư là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nằm phía Đông của huyện Chợ Mới, cách trung tâm tỉnh Bắc Kạn gần 100 km và là huyện nằm trong chương trình 135.
Nằm giữa thành phố Bắc Kạn và thành phố Thái Nguyên, Yên Cư là xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nằm phía Đông của huyện Chợ Mới, cách trung tâm tỉnh Bắc Kạn gần 100 km và là huyện nằm trong chương trình 135.
Yên Cừ với 16 thôn, trong đó có 06 thôn vùng cao cơ bản là dân tộc Dao sinh sống đường xá đi lại khó khăn, gồm 711 hộ với tổng số nhân khẩu là 2.991 người trong đó số nữ chiếm 1.407 với 4 thành phần dân tộc là Dao, Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống. Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.614 ha trong đó đất nông nhiệp là 213 ha, kinh tế chủ yếu là thuần nông tự cung tự cấp, đời sống của người dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, nguồn lao động của địa phương dồi dào nhưng thiếu việc làm, nguồn thu nhập chính chỉ dựa vào làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt với các loại cây lúa nương, ngô, khoai, sắn, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay còn 30%, hộ cận nghèo còn 34%.
Cây sâm bảy lá một hoa phát triển tốt tại nơi có khí hậu mát mẻnhư các thôn vùng cao của xã Yên Cư, có độ cao trên 800m so với mực nước biển quanh năm mát mẻ, có mây mù bao phủ.
Những năm gần đây có rất nhiều thương lái đến tìm mua nên cây sâm bảy lá một hoa bán được với giá cao nhưng chủ yếu khai thác từ tự nhiên nên ngày càng khan hiếm. Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng nhiều do đây là loại cây có giá trị về mặt y học là loại cây thuốc quý chữa một số bệnh hiệu quả. Do đó nhóm phụ nữ dân tộc Dao đã chủ động thành lập tổ hợp tác gồm 15 thành viên, cùng nhau mở rộng diện tích trồng nhằm phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn các bài thuốc gia truyền.
Trên cơ sở đó, Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn lựa chọn xây dựng mô hình Tổ hợp tác phát triển cây sâm bảy lá một hoa để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, phát huy nội lực, vươn lên làm giàu chính đáng và vị thế của mình trong gia đình và cộng đồng.
Bước đầu, mô hình được thành lập với 15 phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia (100% là người dân tộc Dao), các thành viên tham gia được hỗ trợ mua giống cây sâm, được tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng, nhân giống cây sâm, cách phòng sâu bệnh, bảo quản sâm, kiến thức lập kế hoạch sản xuất, tài chính, nhân sự, marketing, đến nay cây đã được trồng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh, thu nhập dự kiến tăng thêm khoảng 1 triệu đồng/thành viên/tháng.
Chị Nông Thị Thanh Hài – Hội phụ nữ xã Yên Cư cho biết: “Mô hình cây sâm bảy lá được triển khai từ giữa năm 2019 với tổng kinh phí thực hiện là 217,96 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương 85%. Dự kiến sau một năm triển khai, mô hình sẽ thu hút thêm từ 4 – 8 thành viên mới tham gia từ nguồn thu hồi kinh phí hỗ trợ ban đầu. Đặc biệt, với tính khả thi cao, theo tính toán, 7 năm tiếp theo sẽ thu hút khoảng 45% lao động địa phương và đây sẽ là mô hình phát triển kinh tế xã hội chủ lực có ý nghĩa lớn trong công tác giảm nghèo bền vững cho đồng bào bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa…”
Chúng tôi tiếp tục ngược lên vùng núi đá Hà Giang nơi có mô hình tổ hợp tác sản xuất sản phẩm thổ cẩm Nùng U. Xã Cốc Rế nằm ở phía đông của huyện Xín Mần cách trung tâm huyện 14,2 km, có diện tích tự nhiên là 14.300 ha, có 494 hộ với 2.361 khẩu, xã có 4 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Nùng là chiếm đa số (trên 90%).
Và tại thôn Nắm Ngà, nơi có 93 hộ với 425 khẩu, dân tộc Nùng chiếm 93%, trong đó hộ nghèo là 38%, sống tập trung, trình độ dân trí và nhận thức của nhân dân cao hơn những thôn khác trong xã. Bản sắc văn hóa dân tộc Nùng (Nùng U) luôn được các cấp chính quyền và người dân bảo tồn thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, trang phục dân tộc Nùng hằng ngày. Đồng thời phát triển thổ cẩm văn hóa truyền thống qua một số hoạt động cụ thể điển hình là thành lập Làng Nùng kiểu mẫu tại thôn Nắm Ngà; Tổ chức lễ hội văn hóa dân tộc Nùng cấp huyện…
Với sự chỉ đạo và triển khai của Hội Phụ nữ xã Cố Rế và dựa trên thế mạnh từ nghề truyền thống là sản xuất sản phẩm thổ cẩm của dân tộc mình phục vụ người tiêu dùng tại địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, cộng đồng người Nùng U nơi đều biết thêu các hoa văn truyền thống của dân tộc, các sản phẩm thêu (Mặt địu, mũ trẻ em, khăn đội đầu, cổ áo nữ...) vẫn được chị em thêu, bán cho bà con trong cộng đồng và có khả năng phát triển, đa dạng hóa thành các sản phẩm (Gối, Mảnh trang trí, túi đựng điện thoại, Ipad, Khăn trải bàn...) phục vụ khách du lịch. Vì vậy, đây có thể coi là nghề truyền thông giúp bà con Nắm Ngà không những thoát nghèo bền vững mà từng bước làm giầu trên chính quê hương của mình.
Chia sẻ với chung tôi, Chị Ma Thanh Tín cho biết: “Nghề thổ cẩm nơi đây có từ lâu đời và chung tôi luôn tự hào về truyền thông của người Nùng U. Đặc biệt, năm 2029 Hội LHPN tỉnh đã đầu tư 201 triệu đồng cho 20 thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo hỗ trợ mua nguyên vật liệu, các công cụ thêu may... Tiếp đó, tập huấn nâng cao kiến thức về gia công thành phẩm, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thu chi, kỹ năng thương thuyết, bán hàng hiệu quả. Hiện nay, mô hình đang hoạt động hiệu quả với thu nhập tăng thêm kghoange 2,5 triệu đồng/người/ tháng….
Nguyễn Hữu Bắc (Còn nữa)
TAG: