An sinh xã hội
Trang chủ / Xã hội / An sinh xã hội
Đa dạng hóa sinh kế cho phụ nữ nghèo
01:48 PM 02/03/2020
(LĐXH) - Có thể nói năm 2019 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Hội Phụ nữ Việt Nam trong công tác triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế cho các hội viên nghèo. Từ định hướng của Trung ương Hội, các Hội LHPN chủ động xây dựng 18 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho phụ nữ nghèo tại 14 tỉnh thông qua thành lập các tổ hợp tác/tổ liên kết/hợp tác xã và trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật xây dựng tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp…
Kỳ 1: Mô hình chiến lược cho phụ nữ Tây nguyên
Cùng chung chuyến xe chiều cuối năm với tôi hôm đó có đại diện Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Văn phòng Chương trình MTQG về Giảm nghèo, Anh Trần Công Đoàn – cán bộ VP Giảm nghèo (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) bật mí: “Chuyến này giới thiệu với nhà báo về những thành tích mà “anh em ta” phải ngưỡng mộ về cả năng lực, chuyên môn, sự đồng cam cộng khổ với chị em miền núi nhất là vùng đặc biệt khó khăn, nơi mà cái nghèo cái đói còn đeo đẳng nhiều hộ gia đình, trong khi đất canh tác cùng vật tư, phương tiện sản xuất còn khó khăn cộng với nhân lực tại chỗ còn rất hạn chế…”
Cây Sâm dây giúp bà con người Xê Đăng tại xã Tu Mơ Rông thoát nghèo bền vững
Nơi chúng tôi có mặt đầu tiên là xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum với mô hình tổ hợp tác phụ nữ dân tộc thiểu số trồng hồng đảng sâm (sâm dây), nơi đây dân tộc Xê Đăng chiếm 99% với 329 hộ, trong đó có 152 hộ nghèo, hộ cận nghèo là 59 hộ, hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ 19 hộ, chiếm 30%.
Thu nhập của các hộ chủ yếu là nông nghiệp từ cây lúa, cây mỳ và cuối năm 2019 với mục tiêu giúp hội viên phụ nữ xây dựng mô hình sinh kế tạo việc làm, tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo tại xã chương trình 135 của chính phủ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Kom Tum đã ra Nghị quyết 08-NQ/TU về  đầu tư, phát triển, chế biến dược liệu tận dụng các loại cây trồng dược liệu phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu để đầu tư sản xuất. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho Hội LHPN tỉnh Kon Tum, Hội LHPN huyện Tu Mơ Rông và Hội LHPN xã Tu Mơ Rông lựa chọn xây dựng mô hình tổ hợp tác trồng sâm dây quy mô 20 hội viên phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo...
Theo đó, các hộ được hỗ trợ mua giống sâm dây, tập huấn nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sâm dây, cách bảo quản và bao tiêu sản phẩm thông qua việc cung cấp cho các cơ sở chế biến làm mứt, trà uống, ngâm rượu. Đặc biệt các cấp Hội ở tỉnh và huyện đã chủ động thành lập tổ thu mua ngay tại trung tâm xã Tê Xăng, tạo điều kiện cho bà con trong quá trình tiêu thụ không bị ép giá. Tại thời điểm này, giá sản phầm đang được ở mức cao tạo thu nhập ổn định cho các hộ gia  đình với thu nhập bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/người/ tháng…
Bên cạnh đó, xã Xốp huyện Đăk Glei hiện có 95% là người dân tộc Dẻ - Triêng với 533 hộ, trong đó có hộ nghèo chiếm 40%, hộ cận nghèo là 14,6 % và 30 hộ do phụ nữ nghèo làm chủ. Thu nhập của các hộ thấp chủ yếu là thu từ cây lúa, cây mỳ… Thời gian vừa qua được sau khi nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, Hội LHPN tỉnh Kon Tum, Hội LHPN và Hội LHPN xã đã mạnh dạn chọn xây dựng mô hình Tổ hợp tác trồng sâm dây với toonngr kinh phí hỗ tợ của nhà nước và địa phương là 282 triệu đồng...
Chị H Niêng Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tu Mơ Rông cho biết: “Mô hình trồng sâm dây ở Tu Mơ Rồng và Xốp thực ra có từ nhiều năm trước, tuy nhiên đến tháng 8/2019 Tỉnh ủy, YNBD huyện và trực tiếp là Hội LHPN tỉnh đã đầu tư trên 307 triệu đồng, trong đó Ngân sách trung ương chiếm 55%. Hiện tại mô hình đang phát triển tốt với sản lượng cao, tạo thu nhập ổn định cho bà con nhất là phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hy vọng trong thời gian tới mô hình này sẽ được nhân rộng không chỉ trong xã mà còn phát triển sang các địa phương có thổ nhưỡng tương tự, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người canh tác…”
Chúng tôi tiếp tục có mặt ở xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum nơi có mô hình tổ hợp tác chăn nuôi lợn đen lấy thịt…
Theo báo cáo của UBND xã  thì, Đắk Dục là xã Biên giới, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,25%, hộ cận nghèo chiếm 5. Công tác giảm nghèo chưa thật sự bền vững, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí thấp, số lượng hội viên phụ nữ mù chữ còn cao 150 chị, trong đó phàn lớn là những trường hợp di cư từ Lào trở về, khả năng tiếp cận, tiếp thu kiến thức, kỹ năng về khoa học, kỹ thuật còn hạn chế.
Theo chị Giàng Sủng Thá – Hội viện Hộ Phụ nữ huyện Ngọc Hồi cho biết: “Dự án được triển khai vào đầu năm 2019 với tổng giá trị đầu tư 270 triệu đồng. Mô hình có sự tham gia của 20 thành viên thuộc hộ nghèo cận nghèo, là dân tộc thiểu số, được hỗ trợ mua lợn giống, tham gia tập huấn nâng cao kiến thức chăn nuôi lơn đen, cách xử lý phân ủ, cách phòng bệnh cho lợn; kiến thức kỹ năng điều hành, kỹ năng marketing, xây dựng thương hiệu. Hiện tại, đàn lợn phát triển tốt, dự kiến đến cuối năm 2020, thu nhập tăng thêm từ lợn đen khoảng 1 triệu đồng/người/tháng và sẽ thu hút 10 thành viên tham gia từ nguồn thu hồi kinh phí hỗ trợ ban đầu…”
Việc nuôi lợn đen của các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với điều kiện, khí hậu vùng biên giới, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ; hạn chế việc lợn bị thả rông, công tác phòng bệnh không đảm bảo, lợn thả phân bừa bãi, dễ gây bệnh cho người và gia súc khác, gây ô nhiễm môi trường. Dựa trên định hướng của chính quyền và tình hình thực tế tại địa phương, Hội LHPN xã chọn xây dựng mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi lợn đen lấy thịt với mục đích liên kết phụ nữ trong thôn cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, tạo được việc làm tại chỗ cho hội viên, phụ nữ.
Nguyễn Hữu Bắc (còn nữa)
TAG:
Tin khác
Huyện Đức Thọ: Không ngừng nâng cao đời sống người có công
Nghệ An chăm lo chu đáo đối với người có công
Thành phố Bắc Giang: Thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa
Bắc Giang: Chung tay hỗ trợ nhà ở cho người có công
Bắc Giang: Thiết thực tri ân người có công
Chuyển biến tích cực về cải cách hành chính trong lĩnh vực người có công ở Bắc Giang
Hà Tĩnh giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo
Phòng chống bạo lực học đường dưới góc nhìn của các đại biểu Quốc hội trẻ em
Phú Yên tập trung xóa nhà tạm cho người nghèo