Văn hóa
Trang chủ / Văn hóa - Thể thao / Văn hóa
Chương trình nghệ thuật “Hướng về di sản”: Giới thiệu những tác phẩm mới về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ
10:57 PM 26/11/2021
(LĐXH)-Ngày 24/11/2021, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tôn Văn hóa Tín Ngưỡng Việt Nam chủ trì và phối hợp cùng 02 đơn vị là Công ty Cổ phần Truyền thông Thăng Long Show Việt Nam và Công ty TNHH Giải trí và Truyền thông Atermis tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hướng về di sản” nhằm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan viết về nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Nam.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016.

Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân. Sau một thời gian trầm lắng, tín ngưỡng này đã phát triển trở lại từ đầu thập niên 90 với sự thực hành tự nguyện của các con nhang, đệ tử và người thực hành di sản, huy động, góp tiền hỗ trợ cho việc duy trì lễ hội và trùng tu di tích thờ mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo. Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện Thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt góp phần quan trọng vào việc tạo ra sợi dây tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản. Từ góc độ xã hội, với tính chất cởi mở của di sản, đã thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo. Di sản này đã được trao truyền lại từ thế kỷ thứ 16 thông qua việc thực hành, truyền dạy của thủ nhang, đồng đền và con nhang, đệ tử... Nó tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành.

Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng góp phần vào khả năng thực hành di sản nói chung và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó ở các cấp độ khác nhau; đưa ra được những điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng và các nhóm người tham gia vào việc thờ Mẫu như là biểu tượng của lòng từ bi và độ lượng, cùng với đó là sự kết hợp của Đạo giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác. Khi di sản này này được chia sẻ bởi các nhóm dân tộc khác nhau ở Việt Nam, việc thực hành sẽ tăng cường đối thoại và thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa; giúp cho việc sáng tạo, làm giàu vốn văn hóa và trở thành một thành phần quan trọng của lễ hội, nơi mà yếu tố nghệ thuật như trang phục, vũ đạo và âm nhạc đóng vai trò quan trọng…

Nghệ nhân ưu tú (NNUT) Nguyễn Thị Kim Loan là một thanh đồng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu  vào năm 2019. Bà bén duyên với âm nhạc và được thừa hưởng năng khiếu nghệ thuật từ người cha quá cố của mình, lúc thiếu thời ông đã từng tham gia ca hát tại Đoàn Cải Lương Chuông Vàng - Hà Nội.
NNUT Nguyễn Thị Kim Loan từng chia sẻ: “Ngày nay, trong bầu không khí tự do tín ngưỡng, nhiều tôn giáo, tín ngưỡng được phục hồi, phát triển, trong đó mạnh mẽ nhất là Đạo Mẫu nhưng Đạo Mẫu và nghi thức lên đồng vẫn chưa thoát khỏi sự kỳ thị là “mê tín dị đoan”, “đồng bóng”… Bà hiểu sự kỳ thị này có nguyên nhân lịch sử song cũng từ chính những biến tướng diễn ra trong thực tế thực hành tín ngưỡng hiện nay. Mắt thấy những giá đồng thiếu quy củ, tai nghe chuyện về những kẻ lợi dụng lòng tin để trục lợi, bà hiểu nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng này là sự thiếu hiểu biết về đạo và lòng tham của con người. Bà luôn lấy làm điều răn chính mình đồng thời dạy bảo con nhang đệ tự trong bản hội, nhắc nhở họ tránh phạm phải lỗi lầm đồng thời cùng họ thường xuyên tìm hiểu về lịch sử đạo Mẫu, học hát chầu văn, tìm hiểu về nghi thức hầu đồng bởi theo bà “là con Mẫu mà không biết về Mẫu, không hiểu tường tận thì sẽ thực hành không đúng, gây nên những cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội đối với Đạo Mẫu cũng như nghi lễ hầu đồng”.
NNUT Nguyễn Thị Kim Loan nhận bằng khen của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín Ngưỡng Việt Nam
Cũng chính vì vậy, bản thân nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Loan đang trong vai trò là Phó Chủ nhiệm Thường trực Câu lạc bộ bảo tồn văn hoá đạo mẫu Việt Nam - trực thuộc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam đã luôn cùng các thanh đồng đạo quan và các nhà nghiên cứu dày công hỗ trợ cho Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam liên tiếp tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm khoa học ở các tỉnh thành, địa phương; thường xuyên cố vấn, giúp đỡ những người làm công tác văn hóa của thành phố Hà Nội, của Trung ương trong việc quản lý hoạt động tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ.
Đối với chương trình nghệ thuật: “Hướng về di sản” - Giới thiệu tác phẩm âm nhạc mới của bà được ghi hình diễn ra vào ngày 24/11/2021, NNUT Nguyễn Thị Kim Loan chia sẻ: “Kim Loan được thăng hoa khi đến với Đạo Mẫu, và cơ duyên khi được gặp nghệ sĩ Thanh Hiếu là người góp phần đưa khả năng sáng tác, thổi bùng ngọn lửa đam mê, tâm huyết đến với âm nhạc trong Kim Loan. Kim Loan cũng mong muốn thông qua chương trình và những tác phẩm âm nhạc của mình, những thông điệp, những hình ảnh, nét đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ được mọi người có cái nhìn đúng hơn, đẹp hơn, từ đó tiếp nhận và tiếp cận, góp phần lưu giữ và bảo tồn nét đẹp tín ngưỡng văn hóa dân gian của dân tộc
Nhân dịp này, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín Ngưỡng Việt Nam đã trao bằng khen tới NNƯT Nguyễn Thị Kim Loan vì những đóng góp to lớn vào sự gìn giữ và phát triển Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt./.

Ngọc Linh
TAG:
Tin khác
NSƯT Hồng Liên, Hồ Quỳnh Hương lan toả tinh thần Phật giáo tại đêm nhạc “Sáng Đạo Trong Đời”
Chính thức khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
Tuần lễ chiếu phim hoạt hình Việt - Pháp miễn phí
Tiếp tục vun đắp truyền thống đoàn kết, giữ vững danh hiệu ấp văn hóa
BIM Group IRONMAN 70.3 Phú Quốc 2024: Sự kiện đẳng cấp cho các vận động viên và cộng đồng tại Việt Nam
Giao lưu văn hóa, du lịch Việt – Trung: Nhịp cầu kết nối nhân dân hai nước
Triển lãm Hương Vị Italia: Cầu nối văn hóa ẩm thực Ý – Việt
Thạc sĩ Vũ Hồng Yến lan toả ý nghĩa sự phát triển Yoga toàn diện tại Ấn Độ
Long An tổ chức Tuần Văn hóa – Thể thao - Du lịch lần 2 năm 2024